Bàn giải pháp thực hiện hiệu quả đề án một triệu ha lúa chất lượng cao
(CL&CS) - Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt Đề án) là chương trình sản xuất lúa carbon thấp với quy mô lớn lần đầu tiên được triển khai trên thế giới, từ đó sẽ tạo ra cuộc "cách mạng" về sản xuất lúa gạo.
Thông tin với báo chí, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, đề án một triệu ha lúa chất lượng cao đã được triển khai thí điểm 3 vụ sản xuất lúa liên tiếp tại TP. Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Năng suất lúa đạt từ 6,3-6,5 tấn mỗi ha
Theo báo cáo của ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn thì mô hình rộng 50 ha thực hiện ở Hợp tác xã Tiến Thuận, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ thì, nông dân giảm sử dụng lượng lúa giống từ 140 kg xuống còn 60 kg/ha, giảm lần bón phân từ 3-4 lần còn 2 lần mỗi vụ, giảm tối thiểu 20% lượng phân bón vô cơ, cây lúa ít bị ngã, giảm dịch bệnh và tổn thất sau thu hoạch...
Ngoài ra, lúa sau khi thu hoạch được bao tiêu với giá cao hơn 200-300 đồng/kg so với canh tác bình thường. Việc giảm lượng lúa giống còn 60 kg/ha giúp tiết kiệm chi phí về giống 1,2 triệu đồng, phân bón giảm 0,7 triệu đồng; năng suất đạt từ 6,3-6,5 tấn mỗi ha so với 5,8-6,1 tấn mỗi ha ở cách làm truyền thống...
Nhấn mạnh ý nghĩa của Đề án, bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Ủy viên Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, khẳng định, Đề án này rất có ý nghĩa. Đề án sẽ giúp sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL không còn manh mún, nhỏ lẻ nữa mà sẽ tập trung vùng rộng lớn phát triển đồng bộ. Bên cạnh đó, thực hiện thành công Đề án này còn giúp khai thác được chuỗi giá trị lúa gạo, trong đó có tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp. Để đạt được kết quả cao cho Đề án, Bộ NN&PTNT, lãnh đạo 12 tỉnh, thành phố và các HTX, người nông dân cần có quyết tâm chính trị rất lớn.
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Ủy viên Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cũng nêu thực trạng, trở ngại rất lớn hiện nay của các tổ chức chính trị - xã hội là tập hợp hội viên. Hiện nay, nhiều hội viên từ bỏ làng quê để đến làm việc tại các khu công nghiệp, bởi làm nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu, thu nhập thấp. Từ Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao của Bộ NN&PTNT, bà Nga tin tưởng, với những giải pháp cụ thể, Đề án này sẽ là "cứu cánh" cho người nông dân ở ĐBSCL vốn chăm chỉ, cần cù, chịu khó... sẽ phát huy thế mạnh của mình và "sống khỏe" từ cây lúa.
Theo bà Hà Thị Nga, mục tiêu kép của đề án này là giúp người nông dân sản xuất giảm lượng khí nhà kính phát thải. Thực hành đúng, bà con có thể có thêm một nguồn thu nữa từ tín chỉ carbon. Điều này không chỉ giúp tăng thu nhập cho nông dân mà còn giúp gạo của Việt Nam có được sự ưu tiên hơn khi xuất khẩu vào các thị trường trên thế giới. Việc thực hiện thành công đề án này sẽ giúp nâng tầm lúa gạo của Việt Nam.
Đồng thời, giúp người nông dân tăng thêm thu nhập, đặc biệt thu hút các lao động trẻ trở về sản xuất ngay trên chính đồng đất quê hương.Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó bà Hà Thị Nga cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo 12 tỉnh, thành phố và các hợp tác xã, nông dân cần có quyết tâm chính trị rất lớn. Bởi, nông dân vẫn quen với sản xuất truyền thống và đây là rào cản lớn nhất họ cần thay đổi.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho hay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước thách thức rất lớn của biến đổi khí hậu. Bởi vậy, việc xây dựng đề án một triệu ha lúa chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giải quyết hàng loạt vấn đề của ngành hàng lúa gạo như: Tổ chức lại sản xuất, tư duy canh tác, thị trường...
Bộ trưởng cũng cho rằng, người nông dân đóng vai trò nòng cốt trong thực hiện Đề án. Người nông dân không thay đổi thì sẽ không thay đổi được gì. Tăng trưởng xanh, giảm phát thải là xu thế không thể quay lưng được. Thực tế cũng đã cho thấy, thời gian qua hạt gạo Việt Nam đã khẳng được được giá trị khi xuất khẩu và đang bứt tốc so với các quốc gia khác. Và Đề án sẽ "khởi nguồn", "kiến tạo" và tổ chức lại một ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững.
Thiện Phúc
- ▪Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn
- ▪Sản xuất đường thô theo TCVN 6961:2023 giúp đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm
- ▪Con đường dẫn đến kinh doanh hoàn hảo: Vận dụng tốt các nguyên tắc quản lý chất lượng cốt lõi
- ▪Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp Việt
Bình luận
Nổi bật
Doanh nghiệp chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm
sự kiện🞄Thứ tư, 27/11/2024, 10:19
(CL&CS)- Đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị, cải tiến mô hình quản trị, áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng là một trong những nhân tố hạt nhân then chốt giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Doanh nghiệp nâng cao niềm tin từ khách hàng và đối tác nhờ tích hợp ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013
sự kiện🞄Thứ ba, 26/11/2024, 08:32
(CL&CS) - Hiện nay, việc tích hợp ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013 mang lại một hệ thống quản lý chất lượng và bảo mật thông tin đồng bộ, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí, nâng cao uy tín và bảo vệ thông tin của khách hàng. Đồng thời, việc này cũng giúp doanh nghiệp duy trì sự phát triển bền vững, tuân thủ quy định pháp lý và quản lý rủi ro hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao sức canh tranh trên thị trường nhờ công cụ 5S
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56
(CL&CS) - Các chuyên gia năng suất, chất lượng đánh giá, việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ chính là việc đưa các ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp loại bỏ các lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, hướng mọi hoạt động theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đặc biệt nhờ vào công cụ 5S.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.