Thứ năm, 09/05/2024, 09:27 AM

Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng

(CL&CS)- Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng được xây dựng dựa trên kỹ thuật về Quản trị tinh gọn Lean để tối ưu hóa, giúp chủ động quá trình chuyển đổi số và thực hiện công việc.

Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng (iSTAMEQ map) kết hợp sử dụng nền tảng bản đồ của Google và dữ liệu trong hệ thống các tổ chức, đơn vị hoạt động trong ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng để gợi ý cho người dân, doanh nghiệp có thể truy cập, tra cứu, tìm kiếm thông tin, chỉ dẫn tới các tổ chức thực hiện các dịch vụ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trực tuyến uy tín, tiện lợi với nhiều lợi ích gia tăng cho người dân và doanh nghiệp. Người dân và doanh nghiệp sử dụng Bản đồ số trên các thiết bị điện tử thông minh như máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng và các loại điện thoại di động thông minh tại địa chỉ http://map.tcvn.gov.vn.

Là sản phẩm đầu tiên của quá trình thực hiện chuyển đổi số tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng (iSTAMEQ map) kết hợp sử dụng nền tảng bản đồ của Google và dữ liệu trong hệ thống các tổ chức, đơn vị hoạt động trong ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Bản đồ số tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Bản đồ số Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là sản phẩm đầu tiên của quá trình thực hiện chuyển đổi số tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bản đồ số được xây dựng với sự hỗ trợ từ Tổ công tác chuyển đổi số (đặc biệt là sự phối hợp từ Vụ Đo lường và Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp quy) với hai lĩnh vực chính là đánh giá sự phù hợp và đo lường. Ở phiên bản đầu tiên đã đưa lên khoảng 1.000 tổ chức, doanh nghiệp (đã chuẩn hoá dữ liệu).

Bên cạnh đó, Bản đồ số gợi ý cho người dân, doanh nghiệp có thể truy cập, tra cứu, tìm kiếm thông tin, chỉ dẫn tới các tổ chức thực hiện dịch vụ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trực tuyến. Đặc biệt, việc đăng tải thông tin của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên Bản đồ số góp phần tạo nên sự minh bạch, tăng uy tín và tạo lòng tin với người dân và doanh nghiệp.

Theo TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, chuyển đổi số là xu thế tất yếu.

Tại Việt Nam, hoạt động chuyển đổi số giúp cho doanh nghiệp khởi nghiệp mới giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh kế số hiện nay, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ.

Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng là một trong những ứng dụng mới được Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Tổng cục phát triển. Trong thời gian tới người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận các ứng dụng khác được tích hợp, định vị trên Bản đồ số này, đồng thời nhằm khuyến khích người dùng tham gia và được đánh giá xếp hạng uy tín của tổ chức góp phần giúp ích người dân và doanh nghiệp lựa chọn được tổ chức dịch vụ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng ủy tín, chất lượng.

Thế Anh

Bình luận

Nổi bật

KPI trong ngành dược: Từ đo lường đến bứt phá hiệu suất

KPI trong ngành dược: Từ đo lường đến bứt phá hiệu suất

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/06/2025, 09:25

(CL&CS) - Trong môi trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh như hiện nay, đặc biệt là trong ngành dược phẩm với những quy định chặt chẽ và yêu cầu cao về chất lượng, việc đo lường, đánh giá hiệu suất là vô cùng quan trọng. Đây chính là lúc Chỉ số hiệu suất chính (KPI) phát huy vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp để tối ưu và tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Six Sigma giúp nâng tầm năng suất và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp

Six Sigma giúp nâng tầm năng suất và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 12/06/2025, 11:09

(CL&CS) - Six Sigma (6 Sigma, hay 6σ) là một phương pháp quản lý chất lượng, cải tiến hiệu suất, được phát triển để tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý trong doanh nghiệp. Nó tập trung vào việc giảm biến động và lỗi trong quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, đảm bảo chất lượng tốt nhất và hiệu suất cao nhất.

Áp dụng mô hình 5S: Bước tiến chiến lược nâng cao năng suất tại các công ty điện lực

Áp dụng mô hình 5S: Bước tiến chiến lược nâng cao năng suất tại các công ty điện lực

sự kiện🞄Thứ hai, 09/06/2025, 14:44

(CL&CS) - Đứng trước áp lực về hiệu quả vận hành, an toàn hệ thống và kỳ vọng ngày càng cao từ khách hàng, nhiều công ty điện lực tại Việt Nam đã lựa chọn mô hình quản lý 5S như một bước đột phá chiến lược. Tưởng chừng đơn giản với các nguyên tắc “sạch – gọn – ngăn nắp – kỷ luật” nhưng 5S đã và đang giúp các đơn vị không chỉ nâng cao năng suất lao động, mà còn cải thiện chất lượng dịch vụ một cách vượt trội và bền vững.