Thứ hai, 12/10/2020, 10:37 AM

Bài toán khó về nguyên liệu gỗ

Hiệp định EVFTA về lâu dài sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho ngành gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng được hết các lợi thế mà EVFTA mang lại thì ngành gỗ cũng đón nhận vô số những thách thức. Và thực tế hiện nay nút thắt lớn nhất đối với ngành công nghiệp gỗ Việt Nam chính là nguyên liệu.

Nguồn nguyên liệu luôn là bài toán nan giải cho ngành gỗ

Nguồn nguyên liệu luôn là bài toán nan giải cho ngành gỗ

Với EVFTA, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam phải bảo đảm sử dụng gỗ nguyên liệu 100% hợp pháp (bao gồm cả gỗ nhập khẩu lẫn gỗ trong nước). Nhu cầu gỗ nguyên liệu sẽ ngày càng lớn, việc tìm kiếm các nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp sẽ rất khó khăn trong một vài năm tới. Hiện tại có khoảng 4.500 doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản, trong đó có đến 93% là có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, không tập trung.

Trong khi đó, nguồn gỗ từ rừng trồng trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Do vậy, khối lượng gỗ nhập khẩu hàng năm rất lớn. Lựa chọn thị trường nhập khẩu gỗ để đảm bảo 100% là gỗ sạch, đáp ứng đúng tiêu chuẩn mà EVFTA mang lại là điều không hề dễ dàng. Đây là mối lo ngại chung của hầu hết doanh nghiệp sản xuất gỗ trong nước. Việt Nam hiện có 2 nguồn nhập khẩu gỗ chủ yếu, một là những nước có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng như châu Âu hay Mỹ.

Thứ 2 là nhập từ những nước tạm gọi là khai thác rừng trồng và những nơi này nguồn gốc xuất xứ gỗ không rõ ràng. Phần còn lại là nguyên liệu từ rừng trồng trong nước. Hiện tại, việc chứng minh truy xuất nguồn gốc gỗ thứ 2 và thứ 3 là vô cùng khó khăn. Với loại gỗ rừng trồng, mặc dù mọi người mặc định nó là gỗ có nguồn gốc nhưng việc chứng minh lại không rõ ràng.

Ông Trần Quốc Mạnh - Chủ Tịch HĐQT CTCP phát triển SX - TM Sài Gòn (SADACO) trăn trở: “Ngay tại Việt Nam, việc chứng minh đó là gỗ có nguồn gốc cũng mơ hồ, ngay bản thân tôi cũng không hiểu rõ thế nào là gỗ có nguồn gốc xuất xứ. Khi xuất đi thì việc chứng minh cho đối tác cũng gặp nhiều khó khăn. Việc xác định nguồn gốc nguyên liệu gỗ mua từ các nước là cực kì khó khăn. Nếu nhập từ một số nước phát triển như Đức, Pháp, Mỹ… thì chuẩn rồi. Nhưng gỗ từ một số nước khác thì khó hơn nhiều”.

Ngoài khó khăn về việc chứng minh truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ngay nội tại ngành gỗ cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết triệt để. Nổi bật trong đó là tính cạnh tranh sản xuất tại Việt Nam tăng cao do các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) tham gia thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Những doanh nghiệp FDI năng động trong công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Đồng thời theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Thủ công mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, hiện nay ngành gỗ còn cạnh tranh khốc liệt với các nước như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS) - Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư, chú trọng vào việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, thể hiện rõ nét nhất là việc áp dụng Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Lấy ý kiến 11 Dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Lấy ý kiến 11 Dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:11

(CL&CS) - Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân về 11 Dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn.

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:28

(CL&CS) - Sự ra đời của TCVN 5603:2023 giúp nâng cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời góp phần tích cực vào tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.