Áp dụng GMP giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo niềm tin với khách hàng, đối tác
(CL&CS) - GMP (viết tắt của Good Manufacturing Practices) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn trong cấp phép sản xuất, buôn bán thực phẩm và đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng và thiết bị y tế.
Cải thiện quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm
Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ thành công trong việc cung cấp sản phẩm chất lượng mà còn xây dựng được niềm tin vững chắc từ phía khách hàng nhờ vào quy trình sản xuất minh bạch và an toàn.
GMP là một tiêu chuẩn được thiết kế để đảm bảo rằng quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng đạt đến một mức độ cao về chất lượng và an toàn. Có 3 loại tiêu chuẩn GMP phổ biến hiện nay, đó là: GMP EU, GMP WHO và cGMP.
Thứ nhất là cGMP (Current Good Manufacturing Practice), đề cập đến các quy định thực hành tốt sản xuất hiện tại thực thi bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Chữ “current” nhắc nhở các nhà sản xuất rằng họ phải sử dụng các công nghệ và hệ thống được cập nhật để tuân thủ quy định. cGMP còn được gọi là FDA GMP.
GMP giúp đảm bảo sản phẩm được sản xuất một cách nhất quán và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao
Thứ hai là GMP WHO – là hệ thống tiêu chuẩn đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất và kiểm soát một cách nhất quán theo các tiêu chuẩn chất lượng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra.
Thứ ba là tiêu chuẩn EU GMP ban hành bởi Cơ quan Quản lý Dược châu Âu (EMA). Đây là tiêu chuẩn được xây dựng và ban hành để kiểm soát các hoạt động trong cơ sở sản xuất dược phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm đầu ra bảo vệ sức khỏe, đạt chất lượng cao và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hiện nay tiêu chuẩn GMP EU là một trong những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, rất khó để đạt được chứng nhận.
Việc áp dụng GMP không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là một chiến lược kinh doanh hiệu quả, cụ thể như đảm bảo chất lượng sản phẩm, GMP giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất một cách nhất quán và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, từ đó giảm thiểu rủi ro về an toàn cho người tiêu dùng; Tăng cường uy tín và lòng tin, doanh nghiệp tuân thủ GMP thường được người tiêu dùng và đối tác đánh giá cao hơn. Điều này có thể cải thiện danh tiếng thương hiệu và tạo sự tin tưởng trong thị trường;
Giảm thiểu lỗi và lãng phí, từ việc thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng giúp phát hiện và khắc phục lỗi ngay từ đầu, giảm thiểu lãng phí nguyên liệu và chi phí sản xuất; Tuân thủ quy định pháp luật, GMP là yêu cầu pháp lý tại nhiều quốc gia. Việc tuân thủ giúp doanh nghiệp tránh được các hình phạt và rủi ro pháp lý; Cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng GMP thường dẫn đến việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu suất và năng suất lao động;
Tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp áp dụng GMP có thể dễ dàng tiếp cận các thị trường khó tính và nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ không tuân thủ; Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng; GMP giúp đảm bảo rằng sản phẩm an toàn cho sức khỏe, từ đó góp phần bảo vệ cộng đồng và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến sản phẩm không an toàn; Cải thiện sự hài lòng của khách hàng, sản phẩm đạt chất lượng cao và an toàn thường tạo ra sự hài lòng lớn hơn từ phía khách hàng, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận cao hơn.
Trên thực tế thị trường Việt Nam, GMP là một tiêu chuẩn bắt buộc đối khi sản xuất thuốc. Đây được coi là một tiêu chuẩn áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 về quản lý an toàn thực phẩm. Các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm phục phụ cho nhu cầu chữa bệnh hoặc hỗ trợ chữa bệnh đều cần phải đạt được tiêu chuẩn GMP. Trong đó, một số ngành phổ biến bắt buộc phải đạt được tiêu chuẩn trên: Thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế và ngành khác.
Các nhà máy sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm là những nơi sản xuất ra các sản phẩm trực tiếp tác động tới sức khỏe con người. Vì thế, việc kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến từ khâu thiết kế, xây dựng nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ, điều kiện phục vụ đến quá trình chế biến đóng gói, bảo quản, yếu tố con người... nằm ở mức độ quan trọng tuyệt đối.
Doanh nghiệp phải đầu tư thời gian và công sức để xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện nhà xưởng sản xuất để có thể đáp ứng tốt các tiêu chuẩn GMP đề ra. Nhưng lợi ích khi cơ sở sản xuất của doanh nghiệp đạt được là cực lớn. Cụ thể, khi áp dụng tiêu chuẩn GMP, toàn bộ dây chuyền sản xuất sẽ theo quy trình, sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng nhất, giảm thiêu chi phí nhất; chi phí sản xuất được giảm xuống đáng kể do quy trình sản xuất được kiểm soát toàn bộ không bị bỏ sót hay thừa thải.
Đồng thời, phương thức này cũng giúp doanh nghiệp tạo dựng được thương hiệu cạnh tranh, giữ được niềm tin của khách hàng, tăng lợi nhuận, doanh thu. Nhờ có tiêu chuẩn GMP, các cơ sở sản xuất có thể dễ dàng hơn trong việc đạt được những công nhận từ các tổ chức quốc tế cũng như nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm doanh nghiệp mình trên thị trường, tăng cơ hội kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Tiêu chuẩn GMP là một cách tiếp cận hiệu quả để cải thiện cả quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm được sản xuất.
Đầu tư thời gian và nỗ lực để tuân thủ theo tiêu chuẩn GMP cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang đầu tư vào sự an toàn và giảm thiểu rủi ro cho khách hàng của mình. Rủi ro có thể được xác định và quy trình công việc được phát triển thêm với sự trợ giúp của danh sách kiểm tra kiểm toán GMP. Dù vậy, khi triển khai xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP, doanh nghiệp cũng sẽ đối mặt với một số khó khăn như: Thời gian xây dựng và thẩm định lâu dài đòi hỏi có đơn vị chuyên môn hỗ trợ; chi phí xây dựng nhà máy, nhà xưởng đạt GMP khá lớn; có nhiều khâu cần kiểm duyệt ; cần đội ngũ nhân viên có trình độ, chuyên môn cao...
Doanh nghiệp sản xuất thuốc đạt chuẩn chất lượng
Hiện nay, Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm đã có vị thế dẫn đầu trong chất lượng sản phẩm và vai trò trong việc cung ứng thuốc tốt, hiệu quả, giá hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và điều trị của người dân cùng các cơ sở y tế trong nước.
Imexpharm kiên định với chiến lược đầu tư cho chất lượng
Việc xây dựng và vận hành các cụm nhà máy đạt chuẩn EU-GMP không chỉ khẳng định cam kết mạnh mẽ của Imexpharm trong tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng sản xuất, mà còn thể hiện sự chú trọng đặc biệt đến bảo vệ môi trường. Với 3 cụm nhà máy và 11 dây chuyền sản xuất đạt chuẩn EU-GMP, Imexpharm không chỉ tối ưu giảm phát thải CO2 mà còn xây dựng hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001:2015.
Trải qua hơn 47 năm hình thành và phát triển, Imexpharm không chỉ là một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mà còn mang đậm dấu ấn của một môi trường làm việc thân thiện và văn hóa doanh nghiệp đặc sắc. Với triết lý kinh doanh "1000 năm sau hoa sen vẫn nở", Imexpharm hướng đến sự phát triển bền vững, gắn liền lợi ích doanh nghiệp với lợi ích cộng đồng. Theo Imexpharm, doanh nghiệp đã xây dựng định hướng phát triển qua việc duy trì hệ thống sản xuất đạt chuẩn quốc tế. Điều đó được thể hiện qua hành động liên tục ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, nâng cấp hạ tầng thiết bị, quy trình sản xuất; song hành với tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, nhu cầu đối với các sản phẩm của IMP4 tăng mạnh, dẫn đến sự gia tăng đáng kể sản lượng sản xuất tại nhà máy này. Đồng thời, công ty cũng gia tăng công suất sản xuất tại IMP2 và IMP3 để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Công ty đã ra mắt 16 sản phẩm mới với 99 dự án R&D đang triển khai.
Imexpharm đã triển khai phần mềm SAP S/4HANA - phiên bản hiện đại nhất của SAP hiện nay. Theo đó, Imexpharm trở thành công ty dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ tiên tiến này, tiên phong tạo nên những chuẩn mực mới trong hiệu quả vận hành và dịch vụ khách hàng.
Imexpharm kiên định với chiến lược đầu tư cho chất lượng, năm 2023 Imexpharm đã dành 5% doanh thu cho các hoạt động R&D. Kết quả Imexpharm đã có 91 dự án nghiên cứu và phát triển, trong đó có 15 dự án đã ra mắt thị trường, tạo ra lợi thế về những sản phẩm dược mới cho công ty. Không chỉ đầu tư cho R&D, Imexpharm còn mở rộng danh mục giấy phép EU MA, Imexpharm đã bước đầu xác định 30 sản phẩm mục tiêu tiềm năng.
Thời gian qua, công ty đã đăng ký thêm 11 EU MA và nâng tổng số EU MA công ty đang sở hữu lên con số 27 EU MA cho 11 sản phẩm. Để đẩy mạnh sản phẩm thuốc phát minh, thuốc biệt dược phục vụ cho nhu cầu điều trị bênh lý mãn tính và giảm bớt gánh nặng chi phí y tế cho người bệnh, Imexpharm đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc biệt dược và thuốc phát minh. Vừa qua, Imexpharm đã hợp tác với Genuone Sciences Inc., một công ty dược lớn đến từ Hàn Quốc để chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc tiểu đường, tim mạch….
Trong bối cảnh kinh doanh nhiều thách thức và mô hình bệnh tật thay đổi, kháng sinh vẫn đang là dòng sản phẩm chủ đạo trên thị trường dược phẩm, chiếm 12% tổng giá trị thị trường, và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng 9,2% cho đến năm 2027 theo báo cáo của IQVIA. Điều này khuyến khích Imexpharm không ngừng đẩy mạnh khai thác sức mạnh truyền thống của mình trong lĩnh vực này, tận dụng tối đa các sản phẩm kháng sinh được sản xuất tại các nhà máy đạt chuẩn EU-GMP.
Tổng Giám đốc của Imexpharm, cho biết: “Quý 3 của năm 2024, Công ty đã tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của Imexpharm tiếp tục gia tăng. Điều này khẳng định chiến lược đúng đắn, lợi thế cạnh tranh và bề dày kinh nghiệm hơn 45 năm của Imexpharm trên thị trường dược phẩm. Đồng thời, khẳng định sự đóng góp không ngừng nghỉ của hơn 1.400 nhân viên cùng nỗ lực của Ban lãnh đạo và sự dẫn dắt của HĐQT, đặc biệt là Bà Chun Chaerhan trong suốt nhiệm kỳ qua.
Thay mặt Ban lãnh đạo Imexpharm, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bà Chun Chaerhan vì sự đóng góp to lớn vào thành tựu chung của Imexpharm, giúp mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng, đối tác và cổ đông. Tôi tin rằng với chiến lược đầu tư có chiều sâu vào chất lượng sản phẩm, chuyển giao công nghệ tiên tiến, mở rộng danh mục thuốc, thâm nhập thị trường quốc tế và gia tăng năng lực sản xuất, Imexpharm sẽ luôn giữ vững vị thế là doanh nghiệp dược hàng đầu Việt Nam và từng bước trở thành doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường dược phẩm Châu Á, Bà Trần Thị Đào, Thành viên HĐQT - Tổng Giám đốc của Imexpharm, cho biết.
Liên Bảo
Bình luận
Nổi bật
Áp dụng GMP giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo niềm tin với khách hàng, đối tác
sự kiện🞄Thứ hai, 04/11/2024, 15:18
(CL&CS) - GMP (viết tắt của Good Manufacturing Practices) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn trong cấp phép sản xuất, buôn bán thực phẩm và đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng và thiết bị y tế.
Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững thông qua áp dụng ISO 14000
sự kiện🞄Thứ bảy, 02/11/2024, 13:39
(CL&CS)- Áp dụng ISO 14001, doanh nghiệp sẽ xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện; Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường; Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường.
Cải tiến chất lượng và gia tăng hiệu quả sản xuất trong doanh nghiệp nhờ các bước cơ bản
sự kiện🞄Thứ hai, 28/10/2024, 14:35
(CL&CS) - Theo Viện Năng suất Việt Nam, các công cụ năng suất chất lượng (NSCL) áp dụng trong doanh nghiệp đều nhằm giải quyết các vấn đề về lãng phí, ô nhiễm, rủi ro… Vậy nên, doanh nghiệp khi nhận thấy đơn vị mình đang thiếu, yếu, kém ở mảng nào có thể áp dụng công cụ phù hợp để loại bỏ các vấn đề yếu kém.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.