Viglacera tăng năng suất trong hoạt động sản xuất và kinh doanh nhờ áp dụng các tiêu chuẩn

(CL&CS) - Tổng công ty Viglacera là một trong những tập đoàn hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, đơn vị đã áp dụng một số tiêu chuẩn và biện pháp để tăng năng suất trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Đạt mục tiêu tăng năng suất

Năm 2024, Tổng công ty Viglacera đã duy trì được sự tăng trưởng ổn định, là doanh nghiệp có lãi cao nhất trong số 6 doanh nghiệp có vốn Bộ Xây dựng.

Doanh nghiệp luôn chú trọng áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ tăng năng suất

Hiện nay Viglacera đã áp dụng các tiêu chuẩn để đạt được mục tiêu tăng năng suất như: Tiêu chuẩn Quản lý Chất lượng (ISO 9001) nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định và cải thiện hiệu quả sản xuất. Viglacera đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng toàn diện từ khâu thiết kế, sản xuất cho đến giao hàng, nhằm giảm thiểu lỗi sản phẩm và tăng năng suất.

Tiêu chuẩn Quản lý Môi trường (ISO 14001): Đơn vị đã giảm thiểu được tác động xấu đến môi trường trong quá trình sản xuất, từ đó giảm thiểu lãng phí và nâng cao hiệu quả. Viglacera áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao năng suất.

Viglacera luôn tăng cường sự tập trung, năng suất của nhân viên

Tiêu chuẩn An toàn Lao động (ISO 45001): Đơn vị luôn chú trọng quá trình đảm bảo an toàn cho người lao động, từ đó giảm thiểu tai nạn lao động và gián đoạn trong quá trình sản xuất, giúp tăng cường sự tập trung, năng suất của nhân viên.

Ứng dụng Lean Manufacturing và Kaizen: Nhằm loại bỏ lãng phí và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Viglacera đã triển khai các phương pháp Lean như Kaizen (cải tiến liên tục), để cải thiện hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất.

Sử dụng công nghệ và tự động hóa: Đơn vị tăng năng suất bằng cách giảm sự phụ thuộc vào lao động thủ công, nâng cao hiệu quả quy trình. Ngoài ra, doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào các thiết bị tự động hóa, máy móc hiện đại, hệ thống điều khiển tự động để cải thiện quy trình sản xuất và giảm thiểu lỗi.

Đào tạo và phát triển nhân lực: Viglacera thường tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên, giúp họ làm quen với các công nghệ mới và cải thiện kỹ năng làm việc, từ đó nâng cao năng suất lao động.

Quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng (Supply Chain Management): Tối ưu hóa việc vận hành và cung cấp nguyên liệu, từ đó giúp quy trình sản xuất diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn. Viglacera đã tối ưu hóa các mối quan hệ với các nhà cung cấp, cải thiện kho bãi, và ứng dụng các công cụ quản lý chuỗi cung ứng tiên tiến để tăng cường năng suất.

Sử dụng các chỉ số hiệu suất: Đo lường hiệu quả hoạt động và đưa ra các giải pháp kịp thời. Việc thiết lập các chỉ số đo lường hiệu suất giúp Viglacera theo dõi tiến độ công việc và phát hiện các vấn đề cần cải thiện để tối ưu hóa năng suất.

Thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn và biện pháp này, Viglacera đã cải thiện năng suất sản xuất và giữ vững vị thế cạnh tranh trong ngành.

Viglacera đã ứng phó linh hoạt, bám sát chuyển động thị trường

Theo Tổng giám đốc Viglacera Nguyễn Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024 là quãng thời gian cực kỳ khó khăn, nhưng Tổng công ty Viglacera đã hết sức nỗ lực vượt qua. Điều cần thiết lúc này là nhìn ra và nắm bắt ngay cơ hội mới của năm 2025 đang xuất hiện trên thị trường để nhanh chóng nhập cuộc với quyết tâm cao, cùng với sự tính toán kỹ lưỡng, cẩn trọng.

Viglacera trong năm 2024 với rất nhiều thành tựu trong sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển đã được tạo lập

Nhờ chủ động và nỗ lực vượt lên mọi thách thức và diễn biến phức tạp của bối cảnh kinh tế chính trị toàn cầu, sự cạnh tranh gay gắt của cả thị trường trong nước và xuất khẩu, cùng những rào cản thương mại có xu hướng ngày một gia tăng, Viglacera đã ứng phó linh hoạt, bám sát chuyển động thị trường. Kết quả ước tính: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn Tổng công ty đạt 1.625 tỷ đồng, vượt 46% mục tiêu kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đặt ra. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Công ty mẹ đạt ướt đạt 1.475 tỷ đồng, vượt 34% kế hoạch năm. Doanh thu hợp nhất toàn Tổng công ty ước đạt 11.925 tỷ đồng.

Trong đó, ước lợi nhuận trước thuế của mảng kinh doanh bất động sản (BĐS) đạt 1.943 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận từ kinh doanh khu công nghiệp (KCN) đạt 1.361 tỷ đồng, chiếm 70% tổng lợi nhuận mảng kinh doanh BĐS. Lĩnh vực VLXD cũng khởi sắc khi nhóm gạch ốp lát và bê tông khí chưng áp năm nay đều vượt kế hoạch, lần lượt vượt 153% và 466% kế hoạch lợi nhuận…

Năm 2024 cũng là năm với rất nhiều thành tựu trong sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển đã được tạo lập. Trong sản xuất VLXD là những thành công về sản xuất đá nung kết vân trong xương, đổi mới công nghệ sản xuất sứ vệ sinh với băng tạo hình áp lực, đưa công nghệ phủ PVD – một giải pháp phủ bề mặt hiện đại nhất hiện nay vào sản xuất sen vòi. Hệ sinh thái VLXD xanh và đồng bộ cho mọi công trình được Viglacera công bố rộng rãi tới toàn thị trường, qua đó dẫn dắt một xu thế văn minh từ sản xuất tới tiêu dùng.

Cũng trong năm 2024 - bối cảnh thị trường BĐS còn quá nhiều khó khăn thì Viglacera vẫn bổ sung vào quỹ đất của mình thêm 839,04 ha đất KCN thông qua việc Chính Phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thêm 3 KCN, lần lượt là KCN Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa), KCN Sông Công II (Thành phố Sông Công – tỉnh Thái Nguyên) và KCN Trấn Yên (huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái).

Về công tác phát triển thị trường, xây dựng hệ thống mạng lưới kinh doanh năm 2024, Tổng công ty Viglacera đã tập trung nguồn lực mở rộng thị trường tới các vùng miền; củng cố và phát triển hệ thống đại lý, cửa hàng. Đi đôi với đó là chiến lược phát triển định vị thương hiệu của Tổng công ty.

Về chiều sâu quản trị, hàng loạt các lĩnh vực từ quản lý tài chính đến công tác kiểm soát được tăng cường, phù hợp với mô hình Công ty đại chúng cũng như tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

Tất cả những nỗ lực đó khiến việc quản lý sử dụng vốn được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, mang lại hiệu quả tối ưu: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của Công ty mẹ ước đạt 38%; Tổng tài sản của Công ty mẹ đến 31/12/2024 ước đạt trên 16.000 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu đạt khoảng 7.900 tỷ đồng, tăng khoảng 500 tỷ đồng so với đầu năm.

Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, Viglacera đang cho thấy có khả năng thích ứng rất nhanh trước những biến động của thị trường. Sang năm 2025, Viglacera sẽ mời tư vấn chiến lược bắt tay nghiên cứu, định hình các bước đi cần thiết cho Viglacera trong tương lai. Hoạt động tái cơ cấu để doanh nghiệp phát triển bền vững và đi xa hơn sẽ được tiến hành. Công tác số hoá và đẩy mạnh quản trị theo công nghệ hiện đại sẽ tiếp tục có những bước đi mới.

Viglacera với chiến lược phát triển, tăng năng suất nhờ vai trò của các công cụ tiêu chuẩn trong quản lý và sản xuất. Các công cụ tiêu chuẩn giúp công ty tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao hiệu quả công việc, giảm lãng phí và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Mỗi công cụ, tiêu chuẩn đều đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện chất lượng, giảm thiểu lãng phí và tăng hiệu quả công việc. Khi được triển khai đồng bộ và hiệu quả, những công cụ này giúp Viglacera không chỉ nâng cao năng suất mà còn đảm bảo tính bền vững và cạnh tranh trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

TIN LIÊN QUAN