Thương mại carbon rừng thêm hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp

(CL&CS) - Ngành lâm nghiệp có lợi thế đặc biệt của nước ta, khi thực hiện tốt những cam kết COP27 sẽ mở ra nguồn tài chính rất có tiềm năng thông qua thương mại carbon rừng.

Vừa qua, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) tổ chức hội thảo "Thị trường carbon rừng: Kết quả sau COP27 và lộ trình xây dựng thị trường carbon rừng tại Việt Nam" (các- bon- CO2).

Hội thảo "Thị trường các bon rừng: Kết quả sau COP27 và lộ trình xây dựng thị trường các bon rừng tại Việt Nam".

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ông Trần Quang Bảo cho biết: Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập, Việt Nam với những cam kết chính trị và hợp tác quốc tế để giải quyết 1 trong 5 thách thức lớn nhất của toàn cầu, đó là nạn mất rừng và suy thoái rừng.

Theo đó, Việt Nam với nhiều quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Na Uy đã tham gia “Tuyên bố của các nhà lãnh đạo Glasgow về rừng và sử dụng đất” tại COP26 và “Đối tác của các nhà lãnh đạo về rừng và khí hậu” tại COP27.

Tuy nhiên, vẫn còn đó một con đường dài phía trước với những thách thức, khó khăn là việc huy động được nguồn lực tài chính ổn định, bền vững để thực hiện các cam kết tại COP26 và COP27.

Việt Nam có tỷ lệ che phủ rừng lớn trên thế giới.

Hiện nay, ngành lâm nghiệp là ngành không những có vai trò đặc biệt quan trọng đóng góp để thực hiện các cam kết mà còn là nguồn tài chính rất có tiềm năng thông qua thương mại carbon rừng.

Theo số liệu của Văn phòng chứng chỉ quản lý rừng bền vững tại Việt Nam (VFCO): Ước tính trung bình mỗi năm rừng hấp thụ trung bình khoảng 69,8 triệu tấn carbon (CO2), rừng tự nhiên và rừng trồng lưu giữ được 612 triệu tấn các bon.

Trong 12 loại rừng chính, rừng lá rậm thường xanh, chủ yếu là rừng tự nhiên chiếm khoảng 55% trữ lượng các bon trong các loại sinh khối của rừng, rừng trồng chiếm 20%, rừng hỗn giao chiếm khoảng 11% và còn lại là các loại rừng khác. Với những con số này, ông Phương ds qui diện VFCO cho rằng nên tập trung bảo vệ rừng tự nhiên, và đặc biệt áp dụng tiến bộ kỹ thuật đối với rừng trồng để giúp tăng chất lượng gỗ và lượng các - bon hấp thụ.

Việt Nam có tỷ lệ che phủ rừng lớn trên thế giới, ngành lâm nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thích ứng và giảm thiểu với biến đổi khí hậu mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước, đặc biệt là khi hơn 25 triệu dân Việt Nam đang sống phụ thuộc vào rừng.

Hiện Việt Nam đang tham gia giao dịch trên thị trường các bon tự nguyện, thông qua các dự án, chương trình, tiêu chuẩn của quốc tế. Vì vậy, Hợp tác quốc tế nhằm tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn tài chính bền vững cho ngành lâm nghiệp luôn được coi là ưu tiên hàng đầu trong các chính sách biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN