Quảng Ninh: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng

(CL&CS)- Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ nâng cao năng suất, các doanh nghiệp đều cho thấy cải thiện năng suất tăng trên 10%.

Mới đây, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.

Theo đó, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và khả năng cạnh tranh thông qua việc ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, áp dụng các giải pháp về tiêu chuân, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thông quản lý công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, nhất là các tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cụ thể như:

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý về năng suất chất lượng, xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn, các công cụ, thiết bị cải tiến năng suất chất lượng, các giải pháp ứng dụng (sản xuất thông minh, chuyển đổi số…) cải tiến hiệu quả quản lý, kỹ năng đổi mới sáng tạo, cải thiện các yêu tổ còn tồn tại của doanh nghiệp.

Xây dựng các nội dung và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về năng suất trong chương trình hướng nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng: Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo về năng suất chất lượng (cho giảng viên, sinh viên…); Tổ chức đào tạo, bồi đưỡng kiến thức về năng suất chất lượng cho giảng viên các trường đại học, cao đăng trên địa bàn tỉnh tham gia; Tổ chức đảo tạo cho sinh viên khối ngành kinh tế, quán trị kinh doanh.

Sản xuất gạch, ngói tại Công ty cổ phần Gốm Đất Việt.

Xây dựng tài liệu, đào tạo hướng dẫn, hỗ trợ áp dụng bộ tiêu chuẩn cơ sở tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Hỗ trợ áp dụng bộ tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) phù hợp với các quy định hiện hành cho các sản phẩm hàng hóa OCOP trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường các sản phẩm; Nghiên cứu thực trạng các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sản xuất các sản phâm OCOP trên địa bản; Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở áp dụng cho từng sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên; Hướng dẫn xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn sản phẩm; bộ tiêu chuẩn cơ sở (tiêu chuẩn nguyên vật liệu, bán thành phẩm…) phục vụ quản lý chất lượng, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất chất lượng.

Trước đó, Hiện thực hoá chỉ đạo của tỉnh, của trung ương, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Đại diện Sở KH&CN trao Chứng nhận Hệ thống quản lý tiên tiến cho Công ty Cổ phần Chế tạo máy - Vinacomin 

Từ năm 2021 đến nay đã có 21 doanh nghiệp và 26 trường học trên toàn tỉnh đã được Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng triển khai tư vấn, hỗ trợ xây dựng mô hình điểm về năng suất chất lượng. 

Có thể thấy công tác hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2023 và các năm trước đã đáp ứng được công tác tuyên truyền, đào tạo, phổ biến kiến thức; các tổ chức, doanh nghiệp thấy được các lợi ích khi tham gia các nhiệm vụ, chương trình hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Tân, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng khẳng định: Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ nâng cao năng suất, các doanh nghiệp đều cho thấy cải thiện năng suất  tăng trên 10%. Nhiều doanh nghiệp đã giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất; tiết kiệm chi phí về nhân lực, thời gian, nguyên nhiên liệu, năng lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Từ đó khẳng định được vị thế và năng lực cạnh tranh trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

TIN LIÊN QUAN