ISO 50003:2021 – Bảo đảm chất lượng trong đánh giá hệ thống quản lý năng lượng

(CL&CS)- Tiêu chuẩn ISO 50003:2021 đóng vai trò trụ cột trong việc nâng cao tính khách quan, minh bạch và nhất quán của các tổ chức thực hiện đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng (EnMS) theo ISO 50001.

Trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính, việc áp dụng Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 50001 ngày càng được nhiều tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả thực sự trong triển khai, quá trình đánh giá chứng nhận cũng cần tuân theo các yêu cầu nghiêm ngặt – đó chính là vai trò của tiêu chuẩn ISO

Hệ thống quản lý năng lượng (Energy Management System – EnMS) theo tiêu chuẩn ISO 50001 đã và đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí năng lượng, nâng cao hiệu quả vận hành và giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, việc đánh giá và chứng nhận các hệ thống EnMS này cần đảm bảo tính nhất quán, tin cậy và có năng lực chuyên môn cao.

Bộ Công Thương phối hợp tổ chức đào tạo chuyên sâu về ISO 50003:2021

Ra đời nhằm giải quyết yêu cầu đó, ISO 50003:2021 – Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá hệ thống quản lý năng lượng được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành như một chuẩn mực bắt buộc dành cho các đơn vị chứng nhận năng lượng.

ISO 50003:2021 quy định các yêu cầu cụ thể đối với tổ chức chứng nhận bên thứ ba khi thực hiện đánh giá và cấp chứng chỉ cho hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001. Thay vì chỉ xem xét sự tuân thủ về mặt hình thức, tiêu chuẩn yêu cầu đánh giá cả kết quả cải tiến hiệu suất năng lượng – tiêu chí cốt lõi trong ISO 50001:2018. Thời gian đánh giá được xác định dựa trên các yếu tố như mức độ phức tạp của hệ thống, mức tiêu thụ năng lượng và phạm vi áp dụng – đảm bảo đánh giá thực chất, tránh hình thức. ISO 50003 yêu cầu chuyên gia đánh giá phải có kiến thức sâu về kỹ thuật năng lượng, vận hành hệ thống EnMS, cũng như kinh nghiệm đánh giá thực tiễn. Các tổ chức chứng nhận phải có cơ chế đảm bảo năng lực này được duy trì và kiểm tra định kỳ.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp ngày càng chịu sức ép từ các cam kết giảm phát thải và yêu cầu về minh bạch năng lượng từ đối tác toàn cầu, việc áp dụng ISO 50003:2021 giúp nâng cao uy tín và chất lượng của các hoạt động đánh giá, giám sát hệ thống năng lượng.

Đối với tổ chức chứng nhận, đây là thước đo năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, giúp họ xây dựng lòng tin với khách hàng và thị trường.

Đối với doanh nghiệp, việc được chứng nhận ISO 50001 theo đúng chuẩn ISO 50003 đảm bảo rằng họ thực sự đạt được các cải tiến năng lượng, chứ không chỉ dừng lại ở tuân thủ tài liệu. Từ đó, tạo cơ sở cho các hoạt động báo cáo ESG, tiếp cận tài chính xanh và cải thiện hình ảnh thương hiệu.

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 50001 đang được thúc đẩy mạnh mẽ trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng như sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức “có hệ thống” mà chưa thực sự tạo ra kết quả tiết kiệm năng lượng rõ rệt.

Việc tuân thủ theo yêu cầu ISO 50003:2021 là cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hệ thống quản lý năng lượng, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng trước các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt hơn trong tương lai – nhất là khi các cam kết về khí hậu đang ngày càng trở thành yếu tố cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Nhằm nâng cao năng lực và độ tin cậy trong việc đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng (EnMS), mới đây, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức đào tạo chuyên sâu về ISO 50003:2021 – tiêu chuẩn quy định yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức chứng nhận EnMS. Đây được xem là bước tiến quan trọng nhằm đồng bộ hệ thống EnMS theo chuẩn quốc tế tại Việt Nam cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực.

TIN LIÊN QUAN