Dưới đây là các bước cụ thể mà doanh nghiệp trong ngành tàu biển thực hiện để áp dụng Lean và nâng cao năng suất:
Theo các chuyên gia, trong ngành tàu biển, các lãng phí có thể xuất hiện ở nhiều công đoạn, từ thiết kế, sản xuất, lắp ráp, bảo dưỡng, đến việc vận hành tàu. Hay thời gian chờ đợi giữa các công đoạn như chờ nguyên liệu, nhân viên hoặc máy móc, đến việc lãng phí khi di chuyển trong quá trình vận chuyển vật liệu, trang thiết bị giữa các khu vực trong nhà xưởng hoặc bến tàu mà không tạo giá trị gia tăng. Dẫn đến việc tồn kho quá mức hoặc thiếu nguyên vật liệu quan trọng, gián đoạn trong sản xuất hoặc bảo trì. Từ đó, việc sản xuất vượt mức nhu cầu, khiến cho nguyên liệu dư thừa hoặc sản phẩm thành phẩm không được sử dụng. Những sai sót trong sản phẩm tàu biển hoặc dịch vụ bảo dưỡng phải sửa chữa lại hoặc bị loại bỏ.
Các công ty đóng tàu tại Việt Nam vẫn đang trong quá trình áp dụng và cải tiến Lean để tăng năng suất và cải thiện chất lượng
Để ngành tàu biển được vận hành thông suốt, đảm bảo tàu luôn trong tình trạng hoạt động tốt mà không gây ra thời gian lãng phí do bảo trì không hiệu quả. Phân tích chu kỳ bảo dưỡng và tối ưu hóa lịch trình bảo dưỡng để giảm thiểu thời gian chờ đợi, giảm thiểu lỗi phát sinh.
Áp dụng phương pháp sản xuất "Just-in-Time" (JIT): Giảm thiểu tồn kho, chỉ sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ khi có nhu cầu thực tế. Từ đó, giúp cải tiến quy trình cung cấp vật liệu và linh kiện, giảm thiểu tình trạng tồn kho và đảm bảo rằng các nguyên liệu chỉ được cung cấp khi cần thiết. Thiết lập một hệ thống JIT cho các bộ phận tàu biển hoặc các dịch vụ bảo trì định kỳ, sao cho không có sự gián đoạn hoặc lãng phí trong quá trình bảo dưỡng tàu.
Cải tiến quy trình bảo dưỡng và sửa chữa (TPM – Total Productive Maintenance): Giảm thiểu thời gian dừng tàu do bảo trì và tăng tuổi thọ của tàu. Sử dụng phương pháp TPM để bảo trì chủ động, trong đó toàn bộ nhân viên đều tham gia vào quá trình bảo dưỡng và cải tiến quy trình. Đảm bảo rằng tất cả các đội bảo trì được đào tạo đúng cách và có đủ dụng cụ, thiết bị để thực hiện bảo trì nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó, nâng cao lợi ích, giảm thời gian dừng tàu, nâng cao độ tin cậy và hiệu suất tàu, kéo dài tuổi thọ tàu và giảm chi phí sửa chữa khẩn cấp.
Áp dụng các phương pháp kiểm tra chất lượng ngay từ khi thiết kế tàu cho đến khi tàu được đưa vào hoạt động và bảo dưỡng, từ đó giúp giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi, giảm thời gian phải sửa chữa, chi phí bảo trì sau này. Quá trình bảo dưỡng, sản xuất và lắp ráp tàu biển được tối ưu hóa, giúp tăng hiệu quả công việc. Tóm lại, việc áp dụng Lean giúp doanh nghiệp ngành tàu biển tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí, nâng cao chất lượng và tăng năng suất một cách bền vững.
Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long chuyên đóng các loại tàu biển và tàu dầu khí, đơn vị có kinh nghiệm lâu dài trong ngành đóng tàu tại Việt Nam. Công ty đã áp dụng Lean để cải tiến quy trình sản xuất và bảo dưỡng tàu, giảm lãng phí trong sản xuất và bảo trì, đồng thời tăng cường hiệu quả công việc của nhân viên.
Hay Tổng Công ty Sông Thu, đơn vị chuyên sản xuất các tàu cao tốc, tàu thủy chuyên dụng và tàu thương mại. Công ty đã và đang nỗ lực đổi mới công nghệ và cải thiện quy trình sản xuất, áp dụng các nguyên lý Lean như Just-in-Time, cải tiến không gian làm việc, đào tạo nhân viên để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu lãng phí.
Hiện nay, các công ty đóng tàu tại Việt Nam vẫn đang trong quá trình áp dụng và cải tiến Lean để tăng năng suất và cải thiện chất lượng. Tuy nhiên, việc áp dụng Lean trong ngành đóng tàu là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự đầu tư vào công nghệ, đào tạo nhân viên và cải tiến quy trình liên tục.