Ai chịu trách nhiệm khi ngành ô tô trong nước sụp đổ

(NTD) – Bộ trưởng Bộ Công Thương đã thẳng thắn nhận trách nhiệm sau nhiều năm hỗ trợ nhưng ngành sản xuất ô tô trong nước vẫn dậm chân tại chỗ.

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Quyết định hồi tháng 12/2012 khuyến khích công nghiệp hỗ trợ, quyết định này phát huy còn hạn chế vì thế nên Chính Phủ đã chỉ đạo bộ Công Thương nghiên cứu lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan và trình Chính phủ nhưng đến nay văn bản Dự thảo lần thứ 6 về hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ vẫn chưa được thông qua.

Bộ trưởng Hoàng cho biết thêm văn bản dự thảo lần thứ 6 hỗ trợ ngành CN phụ trợ chưa được thông qua. "Hiện nay Bộ cũng chưa tìm ra được cách hỗ trợ cho DN cũng như công cụ hỗ trợ hiệu quả", Bộ trưởng Hoàng thừa nhận.Thậm chí, việc có cần thiết có thêm luật riêng về công nghiệp hỗ trợ hay không cho thành phần doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang được bàn bạc xem xét.

phat-trien-nganh-cong-nghiep-oto-lai-cho-chinh-sac

Sau 20 năm, công nghiệp ô tô vẫn dậm chân tại chỗ

Bộ trưởng Công Thương nói: “Tôi xin lỗi vì đến nay vẫn chưa thể ban hành các văn bản hỗ trợ cho ngành công nghiệp phụ trợ. Đây là món nợ của tôi đối với ngành này. Tuy nhiên, như tôi đã trình bày ở trên việc ấn định thời gian,bao giờ chính thức có văn bản thì vượt ngoài thẩm quyền của tôi. Nhưng tôi sẽ cố gắng sớm nhất có thể”.

Đã được 20 năm công nghiệp ô tô có ưu đãi để phát triển nhưng đã thất bại. Sau đó, một chiến lược phát triển công nghiệp ô tô đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 ra đời nhưng cả nhà quản lý lẫn doanh nghiệp đều e ngại khi nghĩ về nó, bất đồng quan điểm khi bàn về nó. Ngành công nghiệp ấy có cần không?

Song, cho dù thất bại nhưng Chính phủ vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược phát triển ngành này trong những năm tới. Mục tiêu khi đề ra chiến lược ngành đến năm 2025 là “xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác”.

Như vậy, vai trò của ngành ô tô trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước xem ra vẫn rất quan trọng. Vấn đề là con đường nào để đi đến mục tiêu này.

Suốt 20 năm công nghiệp ô tô được ưu đãi để phát triển nhưng đã thất bại. Sau đó, một chiến lược phát triển công nghiệp ô tô đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 ra đời nhưng cả nhà quản lý lẫn doanh nghiệp đều e ngại khi nghĩ về nó, bất đồng quan điểm khi bàn về nó. Ngành công nghiệp ấy có cần không?

Như vậy, vai trò của ngành ô tô trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước xem ra vẫn rất quan trọng. Vấn đề là con đường nào để đi đến mục tiêu này.

Bộ Tài chính cũng lúng túng. Ông Lưu Đình Huy, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), nói chính sách thuế muốn điều chỉnh giảm ngoài các cam kết là rất khó do việc đảm bảo thu ngân sách, nhất là sau khi tình hình thu từ đất đai sụt giảm mạnh trong mấy năm gần đây. Trong khi đó, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt phải giữ ổn định do luật mới được sửa trong năm 2014. Bộ này chỉ cho biết chính sách thuế nhập khẩu phải thực hiện theo lộ trình và hứa công bố sớm.

Về phía các doanh nghiệp thì các nhà sản xuất, lắp ráp muốn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, trong khi các nhà nhập khẩu muốn giảm thuế nhập khẩu và giữ nguyên thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao.

Sự mâu thuẫn lợi ích trong chính các doanh nghiệp ô tô, cộng với vai trò mờ nhạt của các nhà quản lý, hoạch định chính sách khi không xác định, triển khai và hài hòa lợi ích các bên khiến cho người ta hiểu ra trước đây và bây giờ, vì sao ngành công nghiệp ô tô không phát triển được.

Tin tức mới nhất về Kinh doanh độc giả đọc tại đây.

Cao Phong (TH)

Bình luận

Nổi bật

3 nguyên nhân chính khiến bất động sản nhà ở tăng giá

3 nguyên nhân chính khiến bất động sản nhà ở tăng giá

sự kiện🞄Thứ năm, 31/10/2024, 13:30

Mới đây, Bộ Xây dựng đã công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý 3/2024. Theo đó, mặt bằng giá dự án mới đã tăng khoảng 4 - 6% theo quý và 22 - 25% theo năm. Đặc biệt có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35 - 40% tùy từng vị trí so với quý trước.

Phân khúc bất động sản nào được hưởng lợi từ dòng vốn FDI?

Phân khúc bất động sản nào được hưởng lợi từ dòng vốn FDI?

sự kiện🞄Thứ năm, 31/10/2024, 09:52

Theo số liệu thông kê, tính đến ngày 30/9/2024 cả nước có 41.314 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 41,31 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 314,5 tỷ USD, bằng gần 64% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Giới chuyên gia đánh giá, dòng vốn FDI sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ, tác động lên thị trường bất động sản. Trong đó, phân khúc căn hộ cho thuê và văn phòng cho thuê cùng với bất động sản khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Hơn 2 năm phát triển, The Global City đã thay đổi diện mạo khu Đông TP. Hồ Chí Minh như thế nào?

Hơn 2 năm phát triển, The Global City đã thay đổi diện mạo khu Đông TP. Hồ Chí Minh như thế nào?

sự kiện🞄Thứ năm, 31/10/2024, 09:19

The Global City đã có bước phát triển thần tốc trong hơn hai năm dưới sự dẫn dắt của Masterise Homes, trở thành khu đô thị hiện đại, sôi động tại TP. Hồ Chí Minh. Với vị trí chiến lược, hệ thống tiện ích đẳng cấp quốc tế, dự án đáp ứng nhu cầu sống tiện nghi, trở thành tâm điểm chú ý của nhà đầu tư.