ADB kỳ vọng Việt Nam xây dựng một nền kinh tế có khả năng chống chịu với các cú sốc
(CL&CS) - Việt Nam cần thiết lập lại động lực tăng trưởng để đạt được sự phục hồi xanh trong trung hạn và tăng trưởng xanh trong dài hạn. ADB kỳ vọng Chính phủ tiếp tục kế hoạch tái cơ cấu, xây dựng một nền kinh tế có khả năng chống chịu với các cú sốc bên trong và bên ngoài.
Rất lạc quan với kinh tế Việt Nam vì năm 2020 Việt Nam đã thành công trong việc khống chế đại dịch COVID-19 thực hiện tốt mục tiêu kép và hiện nay Việt Nam dịch bệnh cũng đang được khoanh vùng và kiểm soát, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi lên 6,7% vào năm 2021 và 7% vào năm 2022.
“Việt Nam đã có được sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định khi ngăn chặn đại dịch COVID-19 thành công”, Giám đốc ADB Việt Nam ông Andrew Jeffries phát biểu.
Theo vị Giám đốc ADB Việt Nam, ADB đã ghi nhận Chính phủ Việt Nam đã kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân và sản xuất kinh doanh và điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt và hiệu quả đã giúp cho nền kinh tế được vận hành ổn định và giữ được đà tăng trưởng trong tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái.
Hiện nay Chính phủ cũng đã phản ứng nhanh chóng với diễn biến của COVID-19 và đã đưa ra những công cụ mạnh để chống dịch và bảo đảm khả năng phục hồi của nền kinh tế. Lãi suất cơ bản được cắt giảm nhiều lần, đầu tư công được đẩy bù lấp khoảng thiếu hụt do đầu tư tư nhân giảm đi. Việc giãn giảm thuế lại tiếp tục được thực hiện. Việc gia hạn này sẽ hỗ trợ được DN, giảm bớt tác động của cú sốc và hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Chính sách tiền tệ được sử dụng phù hợp thông qua việc cắt giảm lãi suất chính cùng với việc thực hiện các gói tín dụng và các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã tạo không gian “hồi sức” cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ông Andrew Jeffries cũng dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 này khá lạc quan và lạm phát sẽ được kiểm soát trong mức 3,8% và năm 2022 sẽ lên 4,0% do kinh tế toàn cầu phục hồi giá dầu thế giới tăng và tiêu dùng trong nước tăng.
ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Giám đốc ADB Việt Nam cho rằng động lực tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới là trông ở ngành công nghiệp với sản xuất định hướng xuất khẩu, trông sự gia tăng đầu tư, cả đầu tư công và đầu tư từ khu vực tư nhân và sự gia tăng thương mại quốc tế vì hai nền kinh tế lớn nhất và cũng là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc cũng đang phục hổi nhanh chóng.
Nhưng các cú sốc từ thế giới sẽ trở nên thường xuyên hơn và đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và khó lường nên đây vẫn là một rủi ro lớn tạo áp lực xấu tới kinh tế - xã hội.
Theo vị Giám đốc ADB, Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng, hỗ trợ kịp thời. Nhưng quy mô hỗ trợ vẫn còn khiêm tốn so với các quốc gia khác (với hỗ trợ tài chính lên tới 15% -20% GDP, như ở Pháp, Anh hoặc Singapore).
Nhưng trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế lại bị tác động bởi COVID-19, khó có thể kỳ vọng vào việc Chính phủ đổ ngân sách nhiều vào việc hỗ trợ.
Để vững vàng phục hồi kinh tế trong và sau đại dịch, Giám đốc ADB cho rằng bên cạnh cách thức điều hành và các giải pháp Chính phủ Việt Nam đang thực hiện thì nền kinh tế Việt Nam buộc phải có sự cải cách theo hướng bền vững, đẩy mạnh chuyển đổi số, gia tăng sức cạnh tranh cũng như khả năng chống chịu.
ADB cũng hết sức quan tâm tới quan điểm tăng trưởng bao trùm để không ai bị bỏ lại phía sau của Chính phủ giúp người nghèo và người dễ bị tổn thương đa dạng hóa sinh kế, bảo đảm phát triển bền vững.
COVID-19 tác động rất lớn đến các hộ gia đình Việt Nam, nó làm giảm thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình trung bình 9,8% và nhóm thu nhập nghèo nhất sẽ bị giảm thu nhập 10,2%. Và sẽ có thêm 1,7 triệu người nghèo do đại dịch.
“ ADB kỳ vọng Chính phủ tiếp tục triển khai chiến lược dài hạn bền vững để giúp người nghèo và người dễ bị tổn thương đa dạng hóa sinh kế. Ví dụ như đào tạo nghề cấp tốc và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính vi mô để thành lập phát triển công việc kinh doanh mới”, Giám đốc ADB Việt Nam Andrew Jeffries phát biểu.
Vì thế, Việt Nam cần thiết lập lại động lực tăng trưởng để đạt được sự phục hồi xanh trong trung hạn và tăng trưởng xanh trong dài hạn, đặc biệt, trong bối cảnh sẽ chịu tác động nặng của biến đổi khí hậu.
Việt Nam cần tăng cường hiệu quả thể chế là chìa khóa để mở ra tiềm năng của khu vực tư nhân để hỗ trợ tăng trưởng. Đồng thời cần cần hoàn thiện cải cách kinh doanh chưa hoàn thành (ví dụ như cải cách DNNN), tiếp tục đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh. Đây là hướng đi đúng để nâng cao hiệu quả thể chế cho sự phát triển của khu vực tư nhân.
Đặc biệt, các cú sốc từ bên ngoài đã trở nên thường xuyên hơn trong những thập kỷ gần đây, do đó, Việc Nam buộc phải có sự cải cách theo hướng bền vững để gia tăng sức cạnh tranh cũng như khả năng chống chịu, trong đó cần tập trung thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số, quan tâm tới đầu tư vào giáo dục, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
“Bên cạnh các biện pháp ưu tiên khôi phục kinh tế trong ngắn hạn đang phải chịu tác động do COVID-19, ADB kỳ vọng Chính phủ tiếp tục kế hoạch tái cơ cấu, xây dựng một nền kinh tế có khả năng chống chịu với các cú sốc bên trong và bên ngoài”, Giám đốc ADB Việt Nam khuyến nghị.
Hà Linh Lan
Bình luận
Nổi bật
Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.
Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:03
(CL&CS) - Các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công. Các bộ, cơ quan, địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch năm 2024, khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn mới được bổ sung.
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21
(CL&CS) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.