9 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng mới đạt 5,73%

(CL&CS) - Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/9, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế so với thời điểm cuối năm 2022 đạt 5,73%. Cùng thời điểm này năm trước, tăng trưởng đạt 10,54%.

Tổng cục Thống kê lý giải rằng nhu cầu trong và ngoài nước thấp gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, khiến cho tăng trưởng tín dụng thấp

Tổng cục Thống kê lý giải rằng nhu cầu trong và ngoài nước thấp gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, khiến cho tăng trưởng tín dụng thấp

Tổng cục Thống kê mới đây đã công bố số liệu kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2023.
Trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và giữ ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, chắc chắn, nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tính đến ngày 20/9, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế so với thời điểm cuối năm 2022 đạt 5,73%. Cùng thời điểm này năm trước, tăng trưởng đạt 10,54%. Ngoài ra, tổng phương tiện thanh toán tăng 4,75%, so với cùng kỳ năm 2022 là 2,49%. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 5,8%, so với cùng kỳ là 4,04%. 

Tổng cục Thống kê lý giải rằng nhu cầu trong và ngoài nước thấp gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, khiến cho tăng trưởng tín dụng thấp.

Sau 4 lần điều chỉnh giảm liên tục các mức lãi suất với mức giảm từ 0,5-2%/năm, đến nay lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng đồng Việt Nam của các ngân hàng thương mại giảm khoảng hơn 1%/năm so với cuối năm 2022.

Với tác động trễ của chính sách tiền tệ, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới, góp phần tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân. Ngoài ra, cơ cấu tín dụng cơ bản đã tập trung vào sản xuất kinh doanh và những lĩnh vực ưu tiên. Tín dụng đối với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro đã được kiểm soát.

Về tín dụng xã hội, đến ngày 25/9, tổng số vốn giải ngân các chương trình tín dụng chính sách xã hội đạt 69.500 tỷ đồng, với hơn 1,5 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn trong năm.

Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 309.069 tỷ đồng, tăng 26.261 tỷ đồng (tăng 9,3%) so với năm 2022. Trong đó, dư nợ các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đạt 21.019 tỷ đồng, hoàn thành 54,7% kế hoạch.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 20:23

(CL&CS) - HĐQT của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải (sinh 1974) giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB với thời hạn 12 tháng kể từ 6/5/2024.

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:38

(CL&CS) - Tài chính xanh là kênh dẫn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Trong các mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các chiến lược phát triển mới tập trung vào tăng trưởng xanh.

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:34

(CL&CS) - Trong quý 1 vừa qua, lần đầu tiên 27 ngân hàng niêm yết đã cắt giảm nhân sự với số lượng lên đến 1.437 người. Trong đó, 20/27 ngân hàng mẹ đã cắt giảm nhân sự.