10 sự kiện kinh tế nổi bật năm Mậu Tuất 2018

(NTD) - Trong năm Mậu Tuất, kinh tế - xã hội đã có những tiến bộ vượt bậc, 12/12 chỉ tiêu đã được hoàn thành trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động tác động đến Việt Nam, Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thu được thắng lợi rực rỡ… Đã tạo tiền đề để nước ta tăng tốc, phát triển. Diện mạo đất nước ngày càng hiện đại, văn minh. Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

3

Trong năm Mậu Tuất, kinh tế - xã hội đã có những tiến bộ vượt bậc, 12/12 chỉ tiêu đã được hoàn thành trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động tác động đến Việt Nam... (Ảnh: Hiếu CT).

1. Hoàn thành 12/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội:

Tưởng chừng những thách thức và trở ngại ngay từ cuối 2017 sẽ khiến kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhưng đến tháng 11/2018, Chính phủ đã thông báo hoàn thành và hoàn thành vượt mức 12/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Quốc hội đề ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động tác động tới kinh tế Việt Nam (trong đó, 8 chỉ tiêu vượt và 4 chỉ tiêu đạt kế hoạch). Đáng kể nhất là GDP tăng 7.08%, 2018 là năm thứ ba liên tiếp lạm phát được kiểm soát dưới mức 4%. Các chính sách tài khóa, tiền tệ được điều hành linh hoạt, đáp ứng yêu cầu về vốn của nền kinh tế…

2. Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP

Nhiều lúc tưởng chừng như “bất khả thi” nhưng đến ngày 12/11/2018, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan đã được phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa 14. Đây được xem là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba thế giới hiện nay và sẽ được thực thi từ ngay đầu năm 2019.

Hiệp định này là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, cải cách chính sách theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn. CPTPP có 11 nước tham gia với tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu.

Hiệp định CPTPP được hy vọng sẽ đem đến cho Việt Nam cơ hội lớn hơn trong thúc đẩy tiến trình cải cách về thể chế và nâng cao năng suất cho nền kinh tế.

Bên cạnh đó, CPTPP cũng đem lại cho Việt Nam nhiều thách thức không nhỏ. Đó là sự thay đổi nhận thức của cơ quan quản lý về việc phải tự thân thay đổi để phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Và đặc biệt doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt thông tin liên quan tới các cam kết của Việt Nam trong CPTPP.

3. Xuất khẩu gần 240 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2018 đã đạt gần 240 tỷ USD. Lần đầu tiên nhóm hàng nông lâm thủy sản đã có bước tiến ngoạn mục với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ USD. Một tín hiệu đáng mừng khác là xuất siêu cũng xác lập kỷ lục mới với 6,89 tỷ USD và hướng đến mục tiêu cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020.

Tính đến năm 2018, hàng hóa của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 200 quốc gia; riêng nông sản, thủy sản là 180 quốc gia trên thế giới. So với 5 năm trước, thị trường và hàng hóa đã đa dạng hơn rất nhiều. Không chỉ mở rộng khu vực tiêu thụ mà còn giảm rủi ro phụ thuộc vào một số thị trường như trước.

Như vậy, với việc tăng trưởng liên tục duy trì ở tốc độ cao, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã tăng từ vị trí 50 trong năm 2007 lên vị trí 27 trong năm 2018 và được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng bậc trong năm 2019 và những năm tiếp theo.

4. Cải cách, cắt giảm hàng loạt điều kiện kinh doanh

Năm 2018, cải cách thủ tục hành chính và cắt giảm điều kiện kinh doanh cũng đạt được những kết quả tích cực. Hàng loạt điều kiện kinh doanh thuộc quản lý của các bộ ngành đã được cắt giảm. Trong đó, các bộ có nhiều điều kiện kinh doanh và cũng có kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa nhiều nhất là: Công thương (1.216 điều kiện, đã cắt giảm 675 điều kiện, đạt 55,5%); Y tế (1.871 điều kiện, cắt 1.363 điều kiện, đạt 72,85%); Tài chính (370 điều kiện, cắt giảm 190 điều kiện, đạt 51,35%)... Đến nay đã chính thức cắt giảm được hơn 1.000 điều kiện của các ngành: Công thương, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Văn hóa…

Dù nhiều điều kiện cắt giảm còn mang tính hình thức đối phó nhưng những nỗ lực trên đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong năm 2018. Theo báo cáo Doing Business 2019 do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam có nhiều cải thiện tích cực trong 4 chỉ số thành phần như: Thành lập doanh nghiệp (tăng 19 bậc lên vị trí 104/190), tiếp cận điện năng (tăng 37 bậc lên vị trí 27/190), đăng ký tài sản (tăng 3 bậc xếp vị trí 60/190) và thực thi hợp đồng (tăng 4 bậc lên vị trí 62/190).

2

Các sự kiện như ra mắt ô tô thương hiệu Việt, khánh thành Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn - cảng đầu tiên do tư nhân xây dựng… cho thấy, các doanh nghiệp tư nhân lớn khác tạo dấu ấn trong các năm sau.

5. Căng thẳng quan hệ thương mại Mỹ - Trung và “lựa chọn” của Việt Nam

Năm 2018 là năm mà quan hệ thương mại Mỹ - Trung căng thẳng nhất trong hai thập niên qua. Do nền kinh tế có liên hệ “chặt chẽ” với cả hai ông lớn này nên ảnh hưởng không nhỏ, cả tiêu cực lẫn tích cực, thách thức nhiều mà cơ hội cũng chẳng ít.

Hiện Việt Nam đứng thứ 12 về quy mô xuất khẩu, đứng thứ 5 về quy mô thương mại với Mỹ. Với chiều hướng chính sách hiện tại của chính quyền Mỹ thì rủi ro lớn nhất là Mỹ đưa ra rào cản về thuế, kỹ thuật đối với một số nước đang có thặng dư thương mại. Không loại trừ khả năng một số mặt hàng có kim ngạch lớn vào Mỹ như dệt may, điện tử, điện thoại… có thể bị nhắm đến trong tương lai.

Tuy nhiên, xung đột thương mại Mỹ - Trung sẽ đẩy nhiều nhà đầu tư trong đó có cả nhà đầu tư Trung Quốc với dòng vốn của họ ra khỏi thị trường Trung Quốc và Việt Nam với nhiều yếu tố hấp dẫn về môi trường đầu tư, địa lý sẽ trở thành điểm đến thay thế. Đây được xem là cơ hội lớn nhất cho Việt Nam, nếu được chuẩn bị tốt.

6. Phá và xét xử hàng loạt đại án kinh tế

Hàng loạt vụ án tham nhũng, kinh tế quy mô lớn, gây hậu quả nghiêm trọng tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Xây lắp dầu khí; Ngân hàng Ocean Bank; Ngân hàng Đông Á; Ngân hàng Xây dựng Việt Nam; Tổng công ty Thái Sơn của Bộ Quốc phòng đánh bạc ngàn tỷ qua mạng đã được đưa ra xét xử trong năm 2018 với nhiều mức án nghiêm khắc, lên đến chung thân hoặc tử hình cho nhiều quan chức cao cấp, lãnh đạo tập đoàn lớn. Ngoài ra việc bắt giam ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch BIDV và đồng phạm hay một số vụ công sản liên quan đến Vũ “nhôm” ở TP.HCM, Đà Nẵng cho thấy quyết tâm chống tham nhũng đến cùng của Đảng và Nhà nước.

7. Vốn ngoại đầu tư gián tiếp đổ vào ồ ạt

Năm 2018 tiếp tục là năm hút vốn ngoại của Việt Nam dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần (vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài). Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, 11 tháng năm 2018, có 5.882 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 7,64 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2017. 11 tháng đầu năm 2018, vốn ngoại vào Việt Nam dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần đã cao hơn cả năm 2017 gần 1,5 tỷ USD.

Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp (góp vốn vào doanh nghiệp thông qua mua cổ phần phát hành thêm) với giá trị vốn góp là 2,96 tỷ USD và mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ (nhận chuyển nhượng/mua lại vốn của các cổ đông khác) với giá trị 4,68 tỷ USD. 2 ngành hút vốn ngoại mạnh nhất là thương mại và công nghiệp chế biến, chiếm gần 55% tổng vốn.

8. Hàng loạt “thương hiệu” lớn của tư nhân ra đời

Các sự kiện như ra mắt ô tô thương hiệu Việt, khánh thành Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn - cảng đầu tiên do tư nhân xây dựng, ra mắt Hãng hàng không Bamboo Airways… đã chứng tỏ các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ngày một lớn mạnh và đủ sức tham gia vào các ngành kinh tế lớn đòi hỏi trình độ và tiềm lực cao. Cần nhiều thời gian để các thương hiệu trên khẳng định chỗ đứng vững chắc nhưng những dấu hiệu đầu tiên ấy đã hứa hẹn nhiều tín hiệu tích cực và là “cảm hứng” để các doanh nghiệp tư nhân lớn khác tạo dấu ấn trong các năm sau.

1

Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2018 đã đạt gần 240 tỷ USD. Lần đầu tiên nhóm hàng nông lâm thủy sản đã có bước tiến ngoạn mục với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ USD.

9. Thị trường chứng khoán trồi sụt bất ngờ

Thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2018 nối tiếp đà bứt phá mạnh trong năm 2017 (tăng 50%), chỉ số VN-Index có thời điểm xác lập mức kỷ lục 1.200 điểm, cột mốc được chờ đợi hơn 10 năm qua. Tuy nhiên, sau giai đoạn tăng khá nóng cùng với những diễn biến không thuận lợi từ thị trường quốc tế, chứng khoán Việt Nam đã bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh từ đầu quý 2 đến cuối năm khiến VN-Index rơi xuống dưới 900 điểm.

Những lý do như tăng quá nóng, không bền vững và quá nhạy cảm với tin đồn, căng thẳng leo thang trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung… được xem là nguyên nhân chính khiến thị trường chứng khoán lên nhanh mà xuống cũng bất ngờ. Thị trường lao dốc nửa cuối 2018 đã thổi bay thành quả của nhà đầu tư nửa cuối năm 2017, đầu năm 2018 và khiến cho mối lo ngại kéo dài đến tận cuối năm

10. Tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN

Diễn đàn được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,” thu hút sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu với 60 phiên thảo luận hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vì người dân, năng động, vững mạnh, thịnh vượng. Diễn đàn được đánh giá là hội nghị khu vực thành công nhất từ trước đến nay ở khu vực Đông Á trong 27 năm qua.

Phan Nguyễn

4
 

Bình luận

Nổi bật

Nếu bạn chưa biết The Global City thì đây chính là điểm đến hot nhất Sài Thành cho dịp lễ 30.4 này

Nếu bạn chưa biết The Global City thì đây chính là điểm đến hot nhất Sài Thành cho dịp lễ 30.4 này

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 08:55

Không cần tốn quá nhiều công sức chuẩn bị hay phải di chuyển vất vả, vui chơi và nghỉ lễ ngay tại TP.HCM sẽ khiến cho kỳ nghỉ lễ sắp tới của bạn và gia đình thêm phần thú vị, mới lạ. Tại trung tâm mới The Global City (P.An Phú, Q.2) có rất nhiều hoạt động đa dạng phù hợp cho mọi lứa tuổi thỏa thích vui chơi, trải nghiệm.

Khái niệm mới trên thị trường bất động sản hạng sang: “Sống hàng hiệu”

Khái niệm mới trên thị trường bất động sản hạng sang: “Sống hàng hiệu”

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 08:54

Phong cách sống gắn liền với phân khúc bất động sản hàng hiệu có lịch sử gần 100 năm trên thế giới, giờ đây đã xuất hiện tại Việt Nam

Có nên chờ đợi giá chung cư sẽ giảm vào cuối năm 2024?

Có nên chờ đợi giá chung cư sẽ giảm vào cuối năm 2024?

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 08:51

Theo phân tích của các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, bất động sản đã bước qua chu kỳ đáy. Theo đó, nhu cầu mua bất động sản cũng đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt là phân khúc chung cư, giá đã tăng mạnh suốt nhiều năm qua.