Thứ hai, 26/12/2022, 07:18 AM

10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông nổi bật 2022

(CL&CS)- Ngày 25/12, Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin (ICT Press Club) tổ chức công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông tiêu biểu năm 2022.

Trong đó, sự kiện Thủ tướng ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (ngày 31-3-2022) nhận được nhiều bình chọn nhất trở thành sự kiện nổi bật trong 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu.

Sự kiện nhận được nhiều bình chọn đứng thứ 2 là Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia (ngày 26-4-2022).

10 su kien

10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông nổi bật 2022

Thứ 3, Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, nhằm quản lý chặt chẽ, phân bổ hợp lý, hiệu quả quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông, thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông, góp phần tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

Thứ 4, Thủ tướng chọn ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia, nhằm nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; thúc đẩy sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn dân trong công cuộc chuyển đổi số của đất nước.

Thứ 5, Giải thưởng VinFuture vinh danh các nhà khoa học: Sir Timothy John Berners-Lee, Tiến sĩ Vinton Gray Cerf, Tiến sĩ Emmanuel Desurvire, Tiến sĩ Robert Elliot Kahn và Giáo sư Sir David Neil Payne với các tầng phát minh đột phá trong việc kết nối công nghệ mạng toàn cầu.

Thứ 6, FPT sản xuất chip, đưa Việt Nam vào danh sách số ít quốc gia sản xuất được chip trên thế giới. Dòng chip bán dẫn tích hợp được các kỹ sư của FPT Semiconductor trực tiếp thiết kế và đặt ra cấu trúc, hướng đến phục vụ cho các ngành công nghiệp, sản phẩm cụ thể. Thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam được chuyển tới nhà máy đặt tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói.

Thứ 7, Một số nhà mạng bắt đầu tắt sóng 2G và 3G. Trong đó, Viettel là nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện tắt mạng 3G diện rộng trên toàn quốc với quy mô 35.000 trạm.

Thứ 8, Lần đầu tiên các nhà mạng đồng loạt bắt tay ngăn chặn, xử lý cuộc gọi rác. Bộ TT&TT khẳng định sẽ kiên quyết thanh tra và xử phạt công khai những nhà mạng không nghiêm túc thực hiện việc xử lý sim rác.

Thứ 9, Samsung khánh thành Trung tâm R&D 200 triệu USD tại Hà Nội. Đây là trung tâm lớn nhất của Samsung tại khu vực Đông Nam Á.

Thứ 10, Lần đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh Blockchain tổ chức tại Việt Nam, thu hút hàng nghìn đại biểu, diễn giả và các chuyên gia tên tuổi hàng đầu thế giới và Việt Nam (Kyber Network, Gala Games, Sky Mavis, DFG, FTX, Binance, BNB Chain…).

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Tây Ninh: Phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Tây Ninh: Phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 14:47

(CL&CS) - Những năm gần đây, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) của tỉnh Tây Ninh đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Hà Nội: Hỗ trợ nông dân mua thiết bị bay không người lái ứng dụng trong nông nghiệp

Hà Nội: Hỗ trợ nông dân mua thiết bị bay không người lái ứng dụng trong nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 13:49

(CL&CS) - Theo đó, UBND TP Hà Nội sẽ bố trí khoảng 11 tỷ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái (Drone/UAV) cho các tổ chức, cá nhân.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 09:17

(CL&CS) - Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ (KH-CN) để thực hiện có hiệu quả chính quyền điện tử, đô thị thông minh, nền kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.