Ngành chế biến thực phẩm còn nhiều dư địa để phát triển
(CL&CS) - Ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện, mặc dù đã có đến 60% sản phẩm qua chế biến, nhưng mới dừng lại ở sơ chế, ít sản phẩm chế biến sâu.
Nhiều doanh nghiệp đã hướng đến chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Ngọc |
Tất nhiên có nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, nhưng nếu có chiến lược dài hơi và giải pháp đúng đắn thì tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam sẽ được khơi dậy trong tương lai không xa.
Ngành thực phẩm của nước ta có tốc độ tăng trưởng bình quân 10 - 12% một năm và dự báo còn nhiều dư địa để phát triển trong thời gian tới, khi nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế ngày càng cao. Đặc biệt, khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, thì tiềm năng để xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam sẽ càng lớn hơn nữa. Tuy nhiên, việc phát triển ngành nông sản thực phẩm đang đứng trước nhiều khó khăn. Hiện nay 50 - 60% nông sản thực phẩm đã qua chế biến, nhưng đa phần mới dừng lại ở sơ chế, tỷ lệ sản phẩm được chế biến sâu còn thấp, từ đó làm giảm đáng kể giá trị của các sản phẩm.
Hiện nay, công nghệ chế biến của nhiều doanh nghiệp còn thô sơ, chưa đóng góp nhiều vào giá trị gia tăng, chưa chuyển biến nhiều về chất lượng sản phẩm. Công nghiệp chế biến chỉ dừng lại ở cung cấp các sản phẩm thô và chưa tạo được giá trị gia tăng. Vì thế chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp và người sản xuất nông thủy sản chưa nhiều.
Đối với các doanh nghiệp, khó khăn nhất hiện nay là vấn đề chi phí đầu tư cao khiến giá thành không cạnh tranh. Để khép kín chuỗi giá trị sản phẩm, nhiều doanh nghiệp không chỉ đầu tư tạo vùng nguyên liệu sạch, mà còn xây dựng các nhà máy quy mô, hiện đại, điều này đòi hỏi sự đầu tư không hề nhỏ, kể cả tài chính và tâm huyết của doanh nghiệp. Thế nhưng, không phải người tiêu dùng nào cũng sẵn sàng bỏ tiền ra cho các sản phẩm chất lượng tốt đó, khiến cho sản phẩm khó tiêu thụ và mở rộng mạng lưới phân phối.
Theo các chuyên gia, việc đưa công nghệ vào chế biến thực phẩm là xu hướng phát triển tất yếu hiện nay, bởi không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm, phát huy lợi thế vùng nguyên liệu, mà còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường ngày càng tinh tế và đòi hỏi sự tiện lợi. Vì vậy, việc hợp tác chuyển giao công nghệ với những nước có ngành công nghiệp thực phẩm phát triển cũng là một hướng, để doanh nghiệp Việt Nam giảm bớt chi phí đầu tư, mà vẫn được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đồng thời vào được nhiều thị trường mới.
Các chuyên gia cũng cho rằng, hiện nay xu hướng tiêu dùng trong nước và thế giới đã bắt đầu chuyển biến, theo lối xanh, sạch và sẽ ưu tiên cho các mặt hàng có chất lượng, giá trị cao. Vì thế nếu doanh nghiệp thực sự có tâm huyết, quyết tâm và chiến lược đầu tư bài bản thì tỷ suất sinh lợi của việc chế biến thực phẩm rất lớn. Tuy nhiên, với những hạn chế trong sản xuất và điều kiện hiện nay của Việt Nam thì sẽ cần một quá trình dài để doanh nghiệp có thể hoàn thiện được công nghệ, nâng cao tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu trong tỷ trọng các sản phẩm nông sản thực phẩm, phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Nguyễn Ngọc
Bình luận
Nổi bật
Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động
sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09
Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.
Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải
sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57
Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.
Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời
sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00
(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.