Thứ năm, 20/08/2020, 16:19 PM

Chất lượng hàng hóa đã qua sử dụng cần được kiểm soát

(CL&CS) - Vấn đề trao đổi, mua bán hàng hóa đã qua sử dụng giữa các quốc đã, đang và sẽ còn tồn tại lâu dài. Đây là hoạt động thương mại chính đáng, phục vụ nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng các nước, song cũng tiềm ẩn các rủi ro về sức khỏe, an toàn, môi trường…

Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, qua các cuộc điều tra khảo sát cho thấy có́ tồn tại những quan ngại về tính năng liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường, dị̣ch vụ và sửa chữa hà̀ng hóa đã qua sử dụng, và̀ cần có các hướng dẫn áp dụng chung. Để trả lời các quan ngại này, Tổ̉ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã công bố ISO 20245:2017 về Trao đổi, mua bán hà̀ng hóa đã qua sử dụng giữa các quốc gia. Hiệ̣n nay, ở Việ̣t Nam, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn  quốc  gia  TCVN/TC/COPOLCO Vấn đề chung về người tiêu dùng đang nghiên cứu chấp nhận tiêu chuẩn này thành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN).

1
 

Hầu hết hàng hóa đã qua sử dụng được các nước phát triển bán cho các nước đang phát triển và giá trị của thị trường này được ước tính tới hàng tỷ đô la Mỹ. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn mua hàng hóa đã qua sử dụng, chi phí thấp, bền và vẫn an toàn thay vì hàng hóa mới có giá cao hơn. Nhu cầu đối với các sản phẩm này còn khá cao. Ngoài ra, việc tái sử dụng hàng hóa tiêu dùng được coi là một yếu tố tốt trong quản lý môi trường, bởi việc làm này giúp tăng hiệu quả về nguồn lực hơn so với sản xuất các mặt hàng mới, giúp chúng ta không phải xử lý thải bỏ, chôn lấp ngay những hàng hóa còn có thể tái sử dụng được.

Dù rằng, người tiêu dùng thường đưa ra các yêu cầu về hàng hóa đã qua sử dụng thấp hơn so với khi mua hàng hóa mới, song người tiêu dùng vẫn đòi hỏi phải đảm bảo sức khỏe, an toàn và môi trường. Tuy nhiên, hàng hóa đã qua sử dụng nguy hiểm hoặc hủy hoại môi trường có thể thâm nhập thị trường, dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, an toàn và các vấn đề quản lý rác thải cho nước nhập khẩu. Tiêu chuẩn ISO 20245:2017 thiết lập các tiêu chí kiểm tra tối thiểu đối với hàng hóa đã qua sử dụng được giao dịch, mua bán, chào hàng, cho, tặng, trao đổi giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ, nhằm giúp bảo vệ sức khỏe, an toàn và môi trường khi người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã qua sử dụng.

Lưu ý rằng tiêu chuẩn này không nhằm mục đích xác định danh mục hàng hóa cụ thể nào được phép trao đổi giữa các quốc gia. Việc đó do các quốc gia tự quyết định tùy thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội, đặc biệt là vấn  đề đảm bảo an toàn là vấn đề bảo đảm  sức khỏe cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường của quốc gia/ vùng lãnh thổ đó. Theo ISO 20245:2017, các nguyên tắc cơ bản trao đổi, mua bán hàng hóa đã qua sử dụng giữa các quốc gia là:

-  Hàng hóa đã qua sử dụng không được gây ra rủi ro về sức khỏe, an toàn hoặc môi trường nằm ngoài những rủi ro được chấp nhận chung đối với hàng hóa mới.

-  Chất lượng, độ bền và khả năng sử dụng của hàng hóa tiêu dùng đã qua sử dụng cần đáp ứng những mong đợi của người tiêu dùng phù hợp có đủ hiểu biết là hàng hóa ở tình trạng đã qua sử dụng.

 -  Hàng hóa đã qua sử dụng cần ở tình trạng không tạo ra vấn đề về quản lý rác thải ngay lập tức hoặc chúng không bị thải bỏ sau khi mới chỉ được sử dụng tối thiểu.

 Trước khi chấp nhận hàng hóa đã qua sử dụng, nhà cung ứng hoặc người nhận cần xác nhận sản phẩm được cung cấp hoặc đặt hàng đáp ứng các chuẩn mực chấp nhận sau:

-  Về an toàn bao gồm các yêu cầu về: Hướng dẫn và cảnh báo về sản phẩm; sự phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn của quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu; tuổi thọ dự kiến hoặc ngày 

hết hạn sử dụng của sản phẩm.

-   Về chất lượng bao gồm các yêu cầu về: Xác nhận sản phẩm đã được kiểm tra để đáp ứng các điều kiện chấp nhận của bên nhận; cung cấp bản mô tả và sự phù hợp với tình trạng của hàng hóa được cung cấp hoặc đặt hàng; đảm bảo hàng hóa phù hợp với tất cả các mục đích mà nó thường được cung cấp.

-  Về thông tin sản phẩm bao gồm các yêu cầu về: Thông tin về sản phẩm bằng ngôn ngữ của quốc gia nơi sản phẩm sẽ được bán hoặc cho, tặng; các tính năng, chức năng hoặc đặc tính của sản phẩm; hướng dẫn lắp ráp, bảo dưỡng và xử lý sau khi đã sử dụng; tên/ số hiệu, kiểu loại cũng như thông tin truy xuất nguồn gốc bổ sung; địa chỉ và danh tính nhà sản xuất/nhà cung ứng/người bán.

-  Về yêu cầu sử dụng bao gồm các yêu cầu về: Thị trường nơi sản phẩm sẽ được bán hoặc cho, tặng; điều kiện khí hậu; hướng dẫn an toàn, cảnh báo và sổ tay bằng ngôn ngữ của quốc gia nơi mà sản phẩm sẽ được nhập khẩu và bán; bảo vệ môi trường, bao gói, ghi nhãn xuất xứ, v.v...; môi trường (ví dụ cơ sở công nghiệp, văn phòng, nhà trẻ, nhà ở) trong đó sản phẩm có thể được sử dụng và môi trường trong đó sản phẩm không được sử dụng; người sử dụng sản phẩm, bao gồm độ tuổi, kinh nghiệm về sản phẩm, công nhân, người tiêu dùng và năng lực; vận chuyển đến thị trường và bảo quản.

Theo ISO 20245:2017, tình trạng của hàng hóa đã qua sử dụng cũng được phân loại thành “A”, “B”, “C” hoặc “D” theo cách xếp hạng dưới đây:

-   Tình trạng “A” = “Rất tốt”. Sản phẩm loại A cần có tất cả các tính năng chính và tính năng thứ cấp còn khả dụng (hoạt động). Ngoài ra, các hướng dẫn sử dụng, sổ tay bảo trì, hướng dẫn bảo dưỡng và sổ tay các chi tiết cần được cung cấp, tốt nhất là bằng ngôn ngữ của người nhận hàng.

-     Tình trạng “B” = “Tốt”. Sản phẩm loại “B” cần có tất cả các tính năng chính và hầu hết các tính năng thứ cấp còn khả dụng (hoạt động). Khi có thể, hướng dẫn sử dụng, sổ tay bảo trì, hướng dẫn bảo dưỡng và sổ tay các chi tiết cần được cung cấp, tốt nhất là bằng ngôn ngữ của người nhận hàng.

-   Tình trạng “C” = “Chấp nhận được”. Sản phẩm loại “C” cần có hầu hết các tính năng chính và tính năng thứ cấp còn khả dụng (hoạt động).

-   Tình trạng “D” = “Không dùng được”. Sản phẩm loại “D” có hầu hết các tính năng chính và tính năng thứ cấp không còn khả dụng (không hoạt động) và chỉ nên mua bán cho mục đích lấy các bộ phận, chi tiết phục vụ nhu cầu hậu mãi.

Về yêu cầu kỹ thuật: Những người nhận, chuyển/ giao, phân phối hoặc bán hàng hóa đã qua sử dụng phải xác định những hàng hóa và thiết bị cấm hoặc hạn chế trao đổi, mua bán giữa các quốc gia. Hàng hóa đã qua sử dụng cần đáp ứng điều kiện về phân loại và đáp ứng các điều kiện tiên quyết về phân loại. Hàng hóa đã qua sử dụng cần có nhận dạng, biển tên và xếp hạng sản phẩm chính xác. Sản phẩm điện cần hoạt động và tương thích với nguồn điện và ổ phích cắm của nước đến.

Hàng hóa đã qua sử dụng cần được kiểm tra để đảm bảo sự phù hợp, hoặc sự phù hợp của chúng cần được xác nhận bởi các tổ chức chứng nhận, giám định. Hàng hóa đã qua sử dụng là các mặt hàng cơ, điện hay chạy bằng nhiên liệu cần được cung cấp cùng với các công bố về các tai nạn lớn (chính), hồ sơ bảo trì và sửa chữa, hợp đồng thương mại, công bố và bằng chứng về việc không bị thu hồi.

Yêu cầu về sức khỏe và an toàn: Hàng hóa đã qua sử dụng cần đáp ứng các yêu cầu áp dụng chung về an toàn sản phẩm, sức khỏe người tiêu dùng và an toàn chung đối với các sản phẩm tương tự. Các cơ sở bảo dưỡng, bảo trì và cung cấp hàng hóa đã qua sử dụng cần có năng lực thích hợp để đảm bảo an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng.

Yêu cầu về môi trường: Hàng hóa đã qua sử dụng cần đáp ứng các yêu cầu về môi trường áp dụng cho các sản phẩm tương tự tại điểm đến cuối cùng.

Về giám sát thị trường: Các bên phân phối, bán hoặc tiếp nhận hàng hóa đã qua sử dụng cần có khả năng cung cấp bằng chứng các đánh giá nếu cần. Các khiếu nại hoặc sự cố liên quan đến hàng hóa đã qua sử dụng đến từ bất kỳ bên nào trong chuỗi cung ứng trao đổi, mua bán hàng hóa cần được theo dõi và lưu hồ sơ. Nếu có những phàn nàn và sự cố phát sinh thì cần đánh giá lại chuỗi cung ứng và hàng hóa đã qua sử dụng liên quan.

Căn cứ vào tiêu chuẩn này các cơ quan, tổ chức có liên quan có thể đưa ra các quy định, hướng dẫn cụ thể liên quan trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa đã qua sử dụng, góp phần tạo điều kiện cho người tiêu dùng có quyền lựa chọn mua hàng hóa đã qua sử dụng, chi phí thấp, đảm bảo chất lượng, an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường chung./.

Văn Văn 

Bình luận

Nổi bật

Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46

(CL&CS)- Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như nâng cao uy tín, tuân thủ pháp luật và cải tiến quy trình quản lý.

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01

(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.