Thứ năm, 21/11/2024, 15:05 PM

Tăng cường hoạt động tiêu chuẩn hóa cấp quốc gia và khu vực

(CL&CS)- Chiều ngày 20/11, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO).

Tham dự buổi làm việc về phía Ủy ban có TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia cùng đại diện các đơn vị trực thuộc Ủy ban.

Về đoàn Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế có ông Erich Kieck, Giám đốc, Đơn vị Phát triển Năng lực (ISO/CS/CBU); bà Rachel Miller, Quản lý dự án, Đơn vị Phát triển Năng lực (ISO/CS/CBU); ông José Balar, Giám đốc, Đơn vị Quản trị (ISO/CS/Governance) cùng 16 Lãnh đạo cấp cao của 16 Cơ quan Tiêu chuẩn hoá quốc gia (NSB) thành viên của Tổ chức ISO từ Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á.

9aaf4702-5bcb-4879-9be2-b4869a4b1210-768x512

Đại diện Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Ủy ban (Ảnh Hà My- Ngọc Minh)

Tại buổi làm việc, hai bên cùng trao đổi và thảo luận liên quan đến xây dựng tầm nhìn, chiến lược để tăng cường hơn nữa hoạt động tiêu chuẩn hoá ở cấp quốc gia và khu vực. Chia sẻ thông tin nghiên cứu về nâng cao năng lực quản lý cho các cấp quản lý, người đứng đầu Cơ quan Tiêu chuẩn hóa các nước thành viên ISO.

Trong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) trong đó Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia được giao đại diện cho Việt Nam tham gia với tư cách thành viên, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đã nhận được đề nghị của ISO về việc chủ trì tổ chức Chương trình đào tạo quốc tế về “Phát triển khả năng lãnh đạo và quản lý” dành cho các cấp quản lý của các cơ quan Tiêu chuẩn hóa quốc gia đến từ 16 quốc gia thành viên ISO tại Hà Nội.

9e26eb14-736f-490e-9570-199057d6d59e-768x512

Toàn cảnh buổi làm việc (Ảnh Hà My- Ngọc Minh)

Để thực hiện Kế hoạch hành động hỗ trợ các nước đang phát triển giai đoạn 2021 -2025, chương trình đào tạo giúp cho Việt Nam và các nước thành viên ISO có cơ hội cập nhật thông tin, trao đổi kinh nghiệm thực tế trong việc phát triển kỹ năng quản lý nhằm tạo ra các giá trị tích cực cho tổ chức, cách thức thu hút sự tham gia của các bên liên quan nhằm nâng cao năng lực cho các quốc gia thành viên của ISO. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo sẽ giúp tăng uy tín, vị thế của Việt Nam trong tổ chức ISO, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Việt Nam đối với hoạt động Tiêu chuẩn hóa.

PV

Bình luận

Nổi bật

Tiêu chuẩn TCVN 11041-9:2023 đối với sản phẩm mật ong hữu cơ

Tiêu chuẩn TCVN 11041-9:2023 đối với sản phẩm mật ong hữu cơ

sự kiện🞄Thứ ba, 25/02/2025, 16:43

(CL&CS) - Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc nuôi ong theo phương thức hữu cơ; khai thác sơ chế, chế biến, bảo quản mật ong hữu cơ; đồng thời cũng có thể áp dụng đối với việc khai thác, sơ chế, chế biến, bảo quản các sản phẩm phấn hoa, keo ong, sữa ong chúa, sáp ong và nọc ong hữu cơ.

4 công đoạn trong quá trình thu thập thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm chè

4 công đoạn trong quá trình thu thập thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm chè

sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:35

(CL&CS) - TCVN 13993:2024 đưa ra hướng dẫn thu thập thông tin nhằm phục vụ các yêu cầu truy xuất nguồn gốc tại các công đoạn: quản lý vườn chè, sản xuất, chế biến, lưu thông và tiêu thụ chè.

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm

sự kiện🞄Thứ năm, 20/02/2025, 09:34

(CL&CS) - Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP được nhiều tổ hợp tác, doanh nghiệp áp dụng rộng rãi, nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.