Xuất khẩu thuỷ sản đạt kết quả khả quan trong tháng đầu năm
(CL&CS)- Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), trong tháng 1, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Theo VASEP, cá tra Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trong tháng đầu năm 2025.
Đây là một kết quả khả quan so với cùng kỳ năm 2024, khi Tết Nguyên đán rơi vào cuối tháng 1, đã tác động đáng kể đến kết quả xuất khẩu.
Tuy nhiên, tăng trưởng này chủ yếu nhờ tôm- mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (gần 39%). Cụ thể, xuất khẩu tôm trong tháng đầu năm tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái lên 300 triệu tấn. Trong khi đó, các mặt hàng trọng điểm như cá tra, cá ngừ, bạc tuộc,…đều sụt giảm mạnh.
Theo VASEP, cá tra Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trong tháng đầu năm 2025. Mặc dù nhu cầu từ các thị trường như Trung Quốc và EU vẫn ổn định, sự thiếu hụt cá giống và các biến động về thuế quan quốc tế, đặc biệt là các chính sách áp dụng thuế chống bán phá giá, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tăng trưởng của xuất khẩu cá tra trong năm nay.
Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ghi nhận sự chênh lệch lớn trong xu hướng tiêu thụ. Trong khi thị trường Trung Quốc và Hong Kong tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng trưởng 65%, thị trường Mỹ và EU lại gặp khó khăn với sự suy giảm 16% và 17,6% tương ứng.
Sự suy giảm tiêu dùng tại Mỹ, do chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu, có thể sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các sản phẩm thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm và cá hồi.
Trong khi đó, Trung Quốc được xem là “lực đỡ” nhờ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán.
Mặt khác, thị trường ASEAN ghi nhận sự tăng trưởng ổn định với mức tăng 10,5%, cho thấy tiềm năng từ các quốc gia khu vực Đông Nam Á vẫn là một điểm sáng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Các thị trường Trung Đông và các thị trường khác đều có sự suy giảm tiêu thụ, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam phải điều chỉnh chiến lược xuất khẩu cho phù hợp.
Trong năm 2025, thị trường thủy sản toàn cầu được dự báo sẽ có nhiều biến động, với các yếu tố như thay đổi thói quen tiêu dùng, chính sách thuế quan và biến động cung cầu ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, sự giảm sút trong nhu cầu tại các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ sẽ đặt ra thách thức lớn đối với các sản phẩm như tôm, cá tra, cá ngừ.
Theo VASEP, thương mại thuỷ sản toàn cầu đang phụ thuộc vào những động thái thuế quan từ thị trường Mỹ.
"Mới ba tuần sau khi tổng thống Donald Trump nhậm chức chưa thể đoán định chính sách thuế quan mới của Mỹ chốt ở mức thế nào với các nước và liệu có áp dụng với Việt Nam không. Các chuyên gia nhận định cần 3-6 tháng mới định hình rõ nét bức tranh thị trường trong bối cảnh mới", VASEP nhận định.
Minh Vân
Bình luận
Nổi bật
Doanh nghiệp tư nhân nỗ lực “thay máu” để lớn mạnh
sự kiện🞄Chủ nhật, 23/03/2025, 08:38
(CL&CS)- Chia sẻ về giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cần nỗ lực "thay máu" có thể nhập cuộc được, có tinh thần khởi nghiệp sáng tạo thay vì lập nghiệp theo kiểu truyền thống như trước.
Tập đoàn Hoa Sen đưa ra hai kịch bản kinh doanh
sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 11:06
(CL&CS)- Về kế hoạch 2025, Tập đoàn Hoa Sen đưa ra hai kịch bản kinh doanh, với lợi nhuận dao động trong khoảng 400-500 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngay cả mục tiêu lạc quan nhất vẫn thấp hơn kết quả 515 tỷ đồng đã đạt được trong năm tài chính trước đó.
Năm 2025, Saigon Co.op xác định cạnh tranh bằng thương mại điện tử
sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 08:54
(CL&CS) - Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) đặt mục tiêu doanh số thương mại điện tử năm 2025 đạt 3.500 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.