Xuất khẩu sản phẩm da giày đạt 20 tỷ USD trong năm 2020
(CL&CS) - Với tác động của dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu, xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày - túi xách Việt Nam chỉ đạt 20 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2019.
Theo số liệu tổng kết của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), kết thúc năm 2020, xuất khẩu da giày, túi xách đạt 20 tỷ USD, trong khi năm 2019 đạt 22 tỷ USD.
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso chia sẻ, năm 2020 đầy biến động, các doanh nghiệp Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy về khả năng cung ứng và nghiên cứu phát triển, thiết kế mẫu, quản trị trên nền tảng số. Cụ thể, trước đây các công ty thiết kế đều phải có người thiết kế của các chuỗi, phải có chuyên gia… nhưng hiện giờ, việc duyệt mẫu, sửa mẫu đã được thực hiện online, việc chụp hình sửa mẫu cũng thực hiện online, khả năng ứng biến rất linh hoạt.
Đại diện Lefaso còn cho biết thêm, thời điểm 2 tháng 4 và 5, đơn vị này dự kiến mức sụt giảm xuất khẩu của ngành có thể lên tới 17-18% so với 2019, và sẽ không thể hoàn thành mục tiêu đề ra từ đầu năm của 2020 là 24 tỷ USD. Tuy nhiên điều quan trọng là nhiều doanh nghiệp vẫn ổn định và tạo giữ vững việc làm cho lao động.
Đến nay, đa số các chuỗi cung ứng, các nhà phân phối đều rất tin tưởng vào năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, cũng như khả năng thích ứng với tác động của dịch bệnh. Đây là thành công lớn nhất của ngành da giày trong năm khó khăn vừa qua.
Hiện nay năng lực sản xuất ngành da giày của Trung Quốc hiện vẫn nắm giữ 50% sản lượng toàn cầu, nhưng lần đầu tiên xuất khẩu da giày của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 15%. Như vậy, giờ đây Trung Quốc không phải nơi cạnh tranh với mình về nguồn cung nữa mà đây là thị trường phải nhập khẩu nhiều mặt hàng Việt Nam sản xuất.
Đại diện Hiệp hội Da giày đánh giá, hiện ngành da giày đang có những tín hiệu tốt khi các doanh nghiệp lớn, dẫn dắt thị trường đang đã có đơn hàng cho năm 2021. Cùng với đó, các doanh nghiệp sản xuất tại Trung Quốc bắt đầu nhận thấy những rủi ro từ thị trường này và bắt đầu dịch chuyển sản xuất, trong đó, Việt Nam với năng lực cung ứng từ 20-25 tỷ USD/năm được nhiều đối tác đưa vào tầm ngắm là địa điểm dịch chuyển sản xuất.
Nguyễn Ngọc
Bình luận
Nổi bật
Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46
(CL&CS)- Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như nâng cao uy tín, tuân thủ pháp luật và cải tiến quy trình quản lý.
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14
(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.