Thứ ba, 27/12/2022, 16:37 PM

Xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục hơn 53 tỷ USD

(CL&CS) - Bộ NN&PTNT cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 53,2 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021. Ngành nông nghiệp hiện có 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,92 tỷ USD trong năm 2022.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,92 tỷ USD trong năm 2022.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 53,2 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2021. Đây là con số lịch sử của ngành nông nghiệp, đóng góp chủ lực (chiếm khoảng 77%) trong tổng giá trị xuất siêu của cả nền kinh tế năm nay.

Trong đó, xuất khẩu nông sản chính đạt 22,6 tỷ USD, tăng 5%; lâm sản chính đạt gần 17 tỷ USD, tăng 6%; thủy sản đạt 10,9 tỷ USD, tăng 23%; chăn nuôi đạt 400 triệu USD, giảm 7%.

Hiện, ngành nông nghiệp có 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD, trong đó có 8 sản phẩm/nhóm sản phẩm kim ngạch trên 2 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ), bao gồm 7 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,92 tỷ USD; tôm 4,33 tỷ USD; cà phê 3,94 tỷ USD; gạo 3,49 tỷ USD; cao su 3,31 tỷ USD; rau quả 3,34 tỷ USD; hạt điều 3,07 tỷ USD).

Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ tiếp tục mở rộng thị trường, chủ động nghiên cứu, dự báo, tranh thủ cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do.

Bên cạnh đó, Bộ phối hợp với Bộ Công thương, Đại sứ quán, Tham tán Thương mại, Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại các nước xây dựng các kênh trao đổi, cung cấp thông tin thị trường xuất khẩu, tăng cường xúc tiến, quảng bá theo hình thức trực tuyến đối với các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường gắn liền với các hoạt động ngoại giao của Chính phủ và của bộ vào các thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Nga, Braxin và khai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng như Nhật Bản - Hàn Quốc, Asean, Úc - New Zealand, Trung Đông...

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - ISO 3834 không phải là một tiêu chuẩn sản phẩm nhưng nó thường được sử dụng như những yêu cầu của sản phẩm, được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp hàn, nhằm để kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng. Những doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 3834 sẽ có nhiều lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường.

Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46

(CL&CS)- Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như nâng cao uy tín, tuân thủ pháp luật và cải tiến quy trình quản lý.

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01

(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.