Xuất khẩu chè Việt Nam gặp nhiều khó khăn

(CL&CS) - Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, năm 2020 do dịch COVID-19 nên xuất khẩu chè gặp nhiều khó khăn, nhiều hợp đồng bị giãn, hoãn, thậm chí một số hợp động còn bị yêu cầu giảm giá, trong khi đó, các hợp đồng mới gần như không có.

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, sản xuất chè 11 tháng đạt 175.000 tấn, ước cả năm đạt 180.000 tấn, so với năm 2019, giảm khoảng 5.000 tấn. Xuất khẩu chính ngạch, 11 tháng đạt 124 nghìn tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2019, ước cả năm, xuất khẩu đạt 135.000 tấn; xuất khẩu tiểu ngạch ước cả năm đạt 10 nghìn tấn.

Tính chung kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2020 đạt 201 triệu USD, giảm 5,5% so với cùng kỳ, ước cả năm 2020 đạt khoảng 220 triệu USD. Sản lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm, nguyên nhân do giá xuất khẩu giảm, năm 2019 đạt 1.750 USD/tấn, nhưng giá xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2020 đạt 1.621 USD/tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu nội tiêu dự kiến đạt 315 triệu USD. Doanh thu xuất khẩu tiểu ngạch đạt 17 triệu USD. Tổng doanh thu toàn ngành đạt 552 triệu USD. Về cơ cấu sản phẩm gồm 51% chè đen, 48% chè xanh và 1% chè khác.

unnamed (1)

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là rào cản lớn để chè Việt Nam tiếp cận được các thị trường cao cấp tiềm năng (Ảnh: VT)

Chia sẻ mới đây, ông Hoàng Vĩnh Long - Phó Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng Hiệp hội Chè Việt Nam nhận định, năm 2020, ngành chè gặp rất nhiều khó khăn, khi các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp đã ký kết nhưng do dịch COVID-19 khiến nhiều hợp đồng bị giãn, hoãn, thậm chí một số hợp động còn bị yêu cầu giảm giá, trong khi đó, các hợp đồng mới gần như không có.

Ông Đoàn Trọng Phương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chè Lâm Đồng cũng cho rằng ngành chè Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn khi chè Việt đang bị cạnh tranh về giá bán, giá bán thấp, giá vận tải cao. Có doanh nghiệp phản ánh tồn hàng trăm container không xuất khẩu được.

Do đó, theo ông Phương, các doanh nghiệp nên tập trung tiêu thụ nội địa nhằm chia sẻ trong bối cảnh khó khăn trong xuất khẩu.

Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện đã được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Chè Việt Nam, khoảng 90% sản lượng chè của nước ta xuất khẩu ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất chè còn nhiều hạn chế bất cập như sản xuất chè của Việt Nam vẫn là sản xuất nông hộ nhỏ, nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Ðiều này khiến cho chất lượng sản phẩm chè của nước ta không đồng đều và khó đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.

Việc liên kết sản xuất, chế biến chưa đạt yêu cầu. Vẫn còn xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, thậm chí làm rối loạn thị trường xuất khẩu, không kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm.

Công tác quảng bá thương hiệu của ngành chè chưa tốt. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là rào cản lớn để chè Việt Nam tiếp cận được các thị trường cao cấp tiềm năng.

Để ngành chè có hướng đi bền vững riêng, cần áp dụng và triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đổi mới quy trình sản xuất, chế biến, nâng cao giá trị xuất khẩu, hạn chế những bất cập, từng bước xây dựng thương hiệu chè Việt trên thế giới.

Vân Thư

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.