Thứ tư, 28/07/2021, 12:17 PM

Vốn thực hiện FDI 7 tháng đầu năm đạt 10,5 tỷ USD

(CL&CS) - Trong 7 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân đạt 10,5 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn FDI đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo là nhiều nhất.

Theo số liệu mới được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong tháng 7/2021, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong tháng này giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 39,7% so với tháng trước.  

Mặc dù vậy, tính chung 7 tháng đầu năm, vốn thực hiện vẫn tăng. Cụ thể, tính đến 20/7/2021, vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 10,5 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ đầu năm đến nay, tổng vốn FDI đăng ký mới, vốn điều chỉnh và vốn góp, mua cổ phần, mua cổ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 16,7 tỷ USD, bằng 88,9% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 11,1%. Trước đó, vốn FDI đăng ký 6 tháng giảm 2,6% so với cùng kỳ và 5 tháng vẫn tăng 0,8% so với cùng kỳ.

unnamed

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ “ngôi vương” với tổng vốn đầu tư đạt trên 7,9 tỷ USD, chiếm 47,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Trong tổng số 16,7 tỷ USD vốn FDI nêu trên, 1.006 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 37,9%), với tổng vốn đăng ký đạt 10,13 tỷ USD (tăng 7% so với cùng kỳ); 561 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 9,4%) với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 4,54 tỷ USD (giảm 3,7%) và 2.403 lượt giấy phép mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 46,1%) với tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,05 tỷ USD (giảm 55,8%).

Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ “ngôi vương” với tổng vốn đầu tư đạt trên 7,9 tỷ USD, chiếm 47,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với 5,49 tỷ USD (chiếm 32,8% tổng vốn đầu tư đăng ký) và lĩnh vực kinh doanh bất động sản 1,16 tỷ USD (chiếm 6,9% tổng vốn đầu tư đăng ký)…

Về đối tác đầu tư, đã có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,92 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản với tổng vốn đầu tư 2,54 tỷ USD. Đáng chú ý, nguồn vốn FDI đến từ Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 81% và 68,3% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này.

Long An tiếp tục là địa phương thu hút FDI nhiều nhất cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,58 tỷ USD. TP.HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 1,78 tỷ USD và Bình Dương đứng thứ ba với 1,33 tỷ USD. Tiếp theo lần lượt là Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội…

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Thu nhập cao nhờ trồng cây nha đam

Thu nhập cao nhờ trồng cây nha đam

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58

(CL&CS) - Thứ cây xòe bẹ mập mọng nước này trồng xen trong vườn cà phê, ai ngờ chị nông dân Lâm Đồng có thu nhập tốt.

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - ISO 3834 không phải là một tiêu chuẩn sản phẩm nhưng nó thường được sử dụng như những yêu cầu của sản phẩm, được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp hàn, nhằm để kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng. Những doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 3834 sẽ có nhiều lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường.

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - Nhằm nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng (VLXD), ngày 01/11/2024 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BXD như một giải pháp đảm bảo chất lượng công trình và nâng cao vị thế ngành trên thị trường quốc tế.