Vốn FDI vẫn chảy mạnh vào thị trường bất động sản Việt Nam

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024, nhóm ngành bất động sản đứng thứ 2 về vốn FDI đăng ký mới với giá trị gần 1,7 tỷ USD, chiếm hơn 20% tổng vốn đăng ký. Điều này cho thấy, thị trường bất động sản tại Việt Nam vẫn đang có sức hút với dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.

Vốn FDI 4 tháng đầu năm cao nhất 5 năm qua

Trong báo cáo Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam bao gồm cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần (tính đến ngày 20/4) đã đạt gần 9,3 tỷ USD, tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, vốn FDI đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 6 tỷ USD, chiếm hơn 72% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Đứng thứ 2 là hoạt động kinh doanh bất động sản với số vốn đăng ký đạt gần 1,7 tỷ USD, chiếm hơn 20% tổng vốn đăng ký cùng giai đoạn.

So với 4 tháng đầu năm 2023 (đạt 451 triệu USD), vốn ngoại đổ vào lĩnh vực bất động sản từ đầu năm đến nay đã tăng gần 4 lần. Ngoài ra, các ngành còn lại thu hút vốn FDI đạt hơn 635 triệu USD, chiếm gần 8%.

Vốn FDI thực hiện 4 tháng đầu năm cao nhất 5 năm qua

Vốn FDI thực hiện 4 tháng đầu năm cao nhất 5 năm qua

Đáng chú ý, giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm nay cũng ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng hơn 7,4 Đáng lưu ý, vốn đầu tư mới vẫn duy trì mức tăng cao về cả số dự án và vốn đầu tư. Về vốn đăng ký mới, cả nước có 966 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 28,8% so cùng kỳ; tổng vốn đăng ký đạt hơn 7,11 tỷ USD, tăng 73,2%.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, đóng góp vào mức tăng cao của dòng vốn FDI là nhờ số dự án mới gia tăng 23,4% và thu hút một số dự án quy mô vốn đầu tư lớn (hơn 600 triệu USD).

Về vốn điều chỉnh, cả nước có 345 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 10,6%) với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 1,23 tỷ USD (giảm 25,6%).

Hoạt động góp vốn, mua cổ phần có sự giảm mạnh so với cùng kỳ với mức giảm 13,6% về lượt thương vụ góp vốn mua cổ phần và giảm 70,1% về giá trị góp vốn.% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất kỳ 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 607,6 triệu USD, chiếm gần 10%.

Cần tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn FDI

Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE), các tổ chức quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam.

Theo Chủ tịch VAFIE, để đẩy mạnh thu hút FDI, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp; sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các luật và nghị quyết đã được Quốc hội thông qua như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Nghị quyết của Quốc hội về thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.

Hướng mạnh FDI vào các ngành công nghệ cao, trong đó có công nghiệp bán dẫn, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp FDI, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia.

FDI

Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Bích Lâm , nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, để tiếp tục thu hút nguồn vốn FDI trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu buộc phải sửa đổi chiến lược và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng: xóa bỏ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp bằng các giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng và tay nghề với mức lương cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương nghiên cứu, điều chỉnh chiến lược, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; chính sách ưu đãi đầu tư áp dụng bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp trong bối cảnh mới, phù hợp với thuế tối thiểu toàn cầu.

Thay vì ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp không còn giá trị, Chính phủ nghiên cứu, có giải pháp hỗ trợ phù hợp các khoản chi phí đầu tư, đào tạo lao động, chi phí nghiên cứu và phát triển, xây dựng nhà ở cho người lao động; hỗ trợ tăng trưởng xanh và bảo vệ môi trường cho nhóm doanh nghiệp FDI đang hoạt động và nhóm doanh nghiệp FDI sẽ hoạt động tại Việt Nam trong thời gian tới.

Cùng với đó, khẩn trương nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp, công nghệ, thông tin và logistics đồng bộ; hoàn thiện thể chế, môi trường pháp lý rõ ràng, công khai, minh bạch và quy định rõ, đơn giản các thủ tục liên quan tới quyền sử dụng đất; phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, có cơ chế khuyến khích các dự án FDI sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tự sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản đón những tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn còn “điểm tối”

Thị trường bất động sản đón những tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn còn “điểm tối”

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 12:19

Nhiều Luật mới sẽ có hiệu lực sớm hơn dự kiến, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường ngày càng nhiều cùng tâm lý nhà đầu tư được cải thiện,..đã cho thấy những tín hiệu khởi của thị trường. Tuy nhiên, mất cân đối 'cung - cầu' vẫn là “điểm tối” của thị trường hiện tại.

Thị trường còn khó nhưng tín dụng vẫn “chảy mạnh” vào bất động sản?

Thị trường còn khó nhưng tín dụng vẫn “chảy mạnh” vào bất động sản?

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 12:19

Bất chấp những khó khăn mà thị trường đang phải đối mặt, cho vay bất động sản (BĐS) là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng.

Vì sao hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang?

Vì sao hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang?

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 10:03

Chỉ tính riêng Hà Nội và TP.HCM, có ít nhất khoảng 18.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, không người đến ở, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng để bảo trì, bảo dưỡng mỗi năm.