Văn hóa và Đời sống
Chủ nhật, 07/04/2024, 17:04 PM

Vỡ đập kép nhấn chìm một nửa thành phố trong biển nước, sơ tán khẩn cấp 4.400 người dân, hơn 6.600 ngôi nhà ở Nga bị ảnh hưởng

Sự cố vỡ đập kép làm nhiều ngôi làng chìm trong nước lũ, hàng ngàn người dân phải sơ tán khẩn cấp.

Theo Hãng tin AFP, ngày 6/4 (theo giờ địa phương), chính quyền vùng Orenburg (Nga) đã phải ra lệnh sơ tán 4.400 người, bao gồm 1.100 trẻ em, khỏi khu vực có thể chịu ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đập tại thành phố Orsk thuộc khu vực dãy Urals. Hãng tin TASS ngày 7/4 cũng cập nhập tình hình lũ lụt ở Orsk đang diễn biến theo kịch bản xấu nhất, hơn 6.600 ngôi nhà nằm trong vùng lũ lụt.

Vụ vỡ đập ở Orsk khiến nhiều ngôi làng chìm trong nước lũ

Vụ vỡ đập ở Orsk khiến nhiều ngôi làng chìm trong nước lũ

Trước đó, vào hôm 5/4, con đập trên bất ngờ bị vỡ một mảng lớn, nhấn chìm gần nửa thành phố Orsk trong biển nước. Đến tối 6/4, một mảng lớn của đập tiếp tục vỡ, khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngay sau đó đã lệnh cho Bộ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp Alexander Kurenkov đến tận thành phố Orsk để tổ chức khắc phục thiệt hại. Chính quyền Nga cũng đã mở vụ án hình sự điều tra "sự lơ là và vi phạm quy định an toàn xây dựng" đối với sự cố vỡ đập, vốn mới chỉ được xây dựng hồi năm 2014.

Chính quyền cho biết rằng tình hình hiện rất khó khăn trên toàn vùng Orenberg khi sự cố vỡ đập khiến nước sông Ural dâng lên mức báo động. Dòng nước hiện đe dọa trực tiếp thành phố Orenburg - thủ phủ vùng này.

Thị trưởng Orenburg Sergei Salmin thông tin thêm rằng không loại trừ khả năng di tản người dân ra khỏi các khu vực lũ lụt nếu cần thiết. "Tình hình hiện tại không cho chúng ta lựa chọn nào. Vào ban đêm, nước sông có thể lên mới cực kỳ nguy hiểm. Tôi yêu cầu tất cả những ai ở vùng lụt rời nhà ngay lập tức", ông tuyên bố.

Lực lượng cứu hộ ngày sơ tán người dân khỏi thành phố Orsk, vùng Orenburg

Lực lượng cứu hộ ngày sơ tán người dân khỏi thành phố Orsk, vùng Orenburg

Vị quan chức này nhấn mạnh hiện không còn thời gian để vận động, thuyết phục người dân. Do đó nếu người dân không tự nguyện rời khu vực nguy hiểm, chính quyền thành phố sẽ cưỡng chế di tản họ với sự giúp đỡ của lực lượng cảnh sát.

Vị trí vùng Orenburg. Đồ họa: Britannica

Vị trí vùng Orenburg. Đồ họa: Britannica

Không chỉ Nga, Kazakhstan, nơi có đường biên giới cách vị trí đập vỡ không xa, cũng rất lo ngại với tình hình nước láng giềng. Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev cho biết đây là một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất ở nước này trong 80 năm qua. Ông kêu gọi chính quyền các địa phương sẵn sàng giúp đỡ những người dân bị ảnh hưởng.

Rạng sáng 7/4, Hãng tin TASS dẫn lời lãnh đạo bộ phận khắc phục hậu quả thiên tai thuộc Bộ Tình trạng khẩn cấp Kazakhstan Kaharman Orazalin cho biết cơ quan này đã sơ tán hơn 63.000 người chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt. Ông Orazalin cho biết thêm 3.400 ngôi nhà bị nước nhấn chìm và 10 vùng của nước này đã ban bố tình trạng khẩn cấp vì lũ lụt.

Tình Hoàng

Bình luận

Nổi bật

24 tuổi xây nhà 3 tỷ to nhất nhì làng tặng mẹ, YouTuber quê Thái Nguyên nói gì khi lọt Top 30 Under 30 châu Á của Forbes?

24 tuổi xây nhà 3 tỷ to nhất nhì làng tặng mẹ, YouTuber quê Thái Nguyên nói gì khi lọt Top 30 Under 30 châu Á của Forbes?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 21:30

Nam YouTuber không giấu được xúc động khi đón nhận tin vui: "Mình không nghĩ là có thể được chọn là một trong 30 người luôn. Mình cảm thấy rất may mắn khi được Forbes lựa chọn".

Nối tiếp Indonesia, một quốc gia Đông Nam Á tính chuyện 'dời đô' vì lo ngại bị nước biển nhấm chìm

Nối tiếp Indonesia, một quốc gia Đông Nam Á tính chuyện 'dời đô' vì lo ngại bị nước biển nhấm chìm

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 20:15

Ngoài việc xây dựng đê điều, quốc gia này cũng đang tính đến phương án di dời toàn bộ Thủ đô.

Đất nước duy nhất trên thế giới không có đội tuyển bóng đá: Diện tích chỉ bằng 1/18 Hà Nội, trải rộng trên hơn 1.000 hòn đảo

Đất nước duy nhất trên thế giới không có đội tuyển bóng đá: Diện tích chỉ bằng 1/18 Hà Nội, trải rộng trên hơn 1.000 hòn đảo

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 20:15

Dù là thành viên của Liên hiệp quốc từ năm 1991 nhưng quốc gia này không hề có đội tuyển bóng đá.