Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 07/03/2020, 19:21 PM

Virus SARS CoV-2: Phụ huynh trao đổi với con cái như thế nào?

(NTD) - Trong bối cảnh G20 cam kết giúp chống dịch COVID 19, trẻ em đang chìm ngập giữa biển thông tin đúng cũng như tin giả từ nhiều nguồn. Vậy bố mẹ nên làm thế nào để trẻ vẫn được cập nhật tin tức nhưng không hoảng sợ? Bài viết của phóng viên Justin Parkinson thuộc BBC News.

Tính đến thời điểm 15h30 ngày 7/3, thế giới có 102.044 người nhiễm và 3.494 tử vong vì virus SARS CoV-2. Ngày 6/3, trong phiên họp hàng năm tại Riyadh (Saudi Arabia), lần thứ hai, nhiều Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã cam kết tiến hành các biện pháp tài khóa và tiền tệ nếu cần nhằm đối phó với dịch COVID 19. Về phần phụ huynh, họ có thể giúp con cái an tâm khi trao đổi với chúng.

CoronaChild1
Ngày 6/3, trong phiên họp tại Riyadh, G20 đã cam kết thực hiện các biện pháp tài khóa và tiền tệ để đối phó với dịch COVID 19

Cách đối thoại với trẻ em về dịch bệnh

"Con sẽ bị nhiễm bệnh phải không?"

"Trường học sẽ tiếp tục đóng cửa sao?"

"Ông hay bà có chết vì virus không ạ?"

Đó đại loại là những câu hỏi từ bọn trẻ. Tin tức về virus SARS CoV-2 đang tràn ngập mọi ngóc ngách đời sống. Vì tò mò, trẻ em luôn đặt ra những câu hỏi hóc búa đối với người lớn về những gì đã và sẽ diễn ra.

Dù nguy cơ dịch bệnh đối với chúng khá thấp nhưng những bài viết trên mạng xã hội và tin đồn thổi có thể khiến các em bị hoảng loạn. Những thông tin về số người tử vong, tình trạng khan hiếm lương thực, việc đóng cửa trường học, tuyên bố không thống nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cụm từ "đại dịch tiềm ẩn" được nhắc đi nhắc lại trên truyền thông có thể tăng thêm sự bất an.

Hãy giữ bình tĩnh. Giọng điệu là điều quan trọng khi nói với trẻ em về vấn đề dịch bệnh. Angharad Rudkin, chuyên gia tâm lý học lâm sàng và nhà tư vấn của cuốn sách nuôi dạy con What My Child Thinking? đưa ra lời khuyên:

"Tất cả chúng ta đều thích thú với những câu chuyện rùng rợn ở một mức độ nào đó, nhưng không ai muốn nghe quá nhiều về điều đó, nhất là khi chuyện đó sát sườn với mình" - bà nói - "Hãy giúp con bạn không bị cảm thấy đe dọa bằng cách cung cấp thông tin cho con. Như về những cách lây lan của virus SARS CoV-2 và cách thức giảm thiểu rủi ro, ví dụ như chơi với những bong bóng đầy màu sắc khi rửa tay".

Covid-19 là dịch bệnh về đường hô hấp do một dòng virus Corona lạ mà WHO đặt tên là SARS CoV-2 gây ra. Triệu chứng ban đầu của bệnh thường là sốt, tiếp đến là ho khan. Sau đó khoảng một tuần, người bệnh bị khó thở và một số bệnh nhân cần điều trị tại bệnh viện.

Các y bác sĩ vẫn chưa biết chắc chắn cách thức lây nhiễm của virus từ người sang người. Nhưng dòng virus tương tự thường truyền qua những giọt rơi từ cơ thể, chẳng hạn như hạt nước bắn ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.

CoronaChild
Phụ huynh nên sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu khi trao đổi với con về virus SARS CoV-2

Theo bác sĩ Rudkin, điều cần thiết là nói chuyện với trẻ về những điều chúng có thể kiểm soát, chẳng hạn như vứt khăn giấy và cách vệ sinh cá nhân, thay vì nói đến những thứ chúng không thực hiện được.

Sau khi giải thích xong với con, cha mẹ nên chuyển qua chủ đề "không nghiêm trọng, không đe dọa, chẳng hạn như bữa trưa của con ăn gì hay đội bóng nào sẽ giành chiến thắng tối nay" - bà nói thêm.

Virus có thể sớm gây ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Chính phủ Vương quốc Anh cho biết họ đã chuẩn bị kế hoạch trong trường hợp có tới 1/5 số công nhân có thể nghỉ ốm lúc dịch đến đỉnh điểm và trường học có thể bị đóng cửa.

Vấn đề lấn cấn khi giải thích cho trẻ là chúng ta khó đoán biết trước chuyện gì sẽ xảy đến. Mặc dù ở giới hạn nào đó, nhiều bằng chứng chỉ ra rằng trẻ em nhiễm Covid-19 có xu hướng biểu hiện các triệu chứng nhẹ.

“Trong khi phụ huynh thường có kinh nghiệm trong việc lý giải về các mối đe dọa toàn cầu như chiến tranh, khủng bố và biến đổi khí hậu thì trẻ em trước tuổi vị thành niên vẫn đang phát triển năng lực đánh giá rủi ro” - Tiến sĩ Rudkin nói – “Vì vậy, điều quan trọng là tìm hiểu mức độ lo lắng của trẻ đối với virus SARS CoV-2 là gì. Hãy hiểu rằng bạn không biết tất cả câu trả lời nhưng những người đưa ra quyết định thường nắm đủ thông tin họ cần."

“Ngược lại, bố mẹ nên được thông tin càng nhiều càng tốt trước khi giải thích cho con cái, bao gồm cả việc cập nhật lời khuyên chính thức” - Tiến sĩ Rudkin nói.

Theo Jon Gilmartin - một nhà trị liệu ngôn ngữ tại tổ chức từ thiện giao tiếp trẻ em I Can, thì: “Trong trường hợp trẻ bị nhiễm virus, cha mẹ không nên nghiêm trọng hóa những rủi ro đối với sức khỏe của chúng. Họ có thể nói với con rằng "cảm giác hơi giống bệnh cúm", để trẻ không thấy bệnh đáng sợ như chúng nghĩ".

CoronaChilds
Cha mẹ có thể bắt đầu chỉ cho con những biện pháp phòng tránh mà chúng có thể tự làm

Người già và người có sẵn bệnh là đối tượng dễ bị mắc nhiễm và tử vong cao do virus. Điều này có thể khiến trẻ lo lắng cho ông bà, người thân hay bạn bè lớn tuổi. Tiến sĩ Rudkin khuyên bố mẹ có thể dùng lập luận "Ai cuối cùng cũng sẽ chết nhưng điều đó sẽ không xảy đến cho đến khi chúng ta thực sự, thực sự già".

Dùng ngôn ngữ dễ hiểu

"Chúng ta có thể nói về bệnh dịch bằng một chút hài hước, bằng nụ cười hay những cái chạm nhẹ. Điều đó giúp con trẻ không rơi vào cái hố không cần thiết, cho tới khi chúng 13 tuổi" - Tiến sĩ Rudkin nói thêm - "Hãy trấn an con bạn rằng các thành viên gia đình đều khỏe mạnh và bạn sẽ tiếp tục làm mọi thứ để giữ cho mọi người, kể cả ông bà được an toàn".

Khả năng xử lý những thông tin phức tạp và đáng lo ngại của trẻ phát triển dần theo độ tuổi. Vì vậy, cách phụ huynh đối thoại với trẻ ba tuổi rất khác so với việc đối thoại với trẻ vị thành niên - và nó bao gồm cả việc phán xét cá nhân.

Ông Gilmartin đề xuất bố mẹ nên sử dụng "ngôn ngữ đơn giản" cho mọi lứa tuổi và cho để trẻ hỏi "tất cả mọi câu hỏi" để trẻ có cảm giác mình đang được lắng nghe.

Trẻ em, cũng như các nhóm tuổi khác, tiếp cận với những câu chuyện được thêu dệt và thông tin sai lệch về virus SARS CoV-2 qua tin đồn. Đặc biệt đối với độ tuổi thiếu niên và thanh thiếu niên trên phương tiện truyền thông xã hội.

Cách tốt nhất để tránh điều này là cung cấp "trấn an và đưa thông tin phù hợp với lứa tuổi " - Tiến sĩ Rudkin nói, vì nguồn tin mà những người trẻ tin tưởng nhất là từ cha mẹ chúng.

Lê Miên Tường

(Theo BBC News, Reuters - Ảnh: Getty, Reuters)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.