Thứ bảy, 29/05/2021, 08:23 AM

Việt Nam đã chốt mua 31 triệu liều vắc-xin Covid-19 của Pfizer

(CL&CS) - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 17-5, Bộ Y tế đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tư pháp, xin ý kiến các thành viên Chính phủ để thống nhất việc mua vắc-xin phòng Covid-19 của Pfizer (Mỹ) và ký thỏa thuận mua 31 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng này trong ngày 18-5.

Thông tin từ Bộ Y tế không tiết lộ giá mua của lô vắc xin này. Tuy nhiên, trước đó, theo nguồn tin từ Bộ KH&ĐT, cơ quan được Thủ tướng giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Y tế, Tài chính, Tư pháp xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ việc mua vaccine, gửi xin ý kiến các thành viên Chính phủ, theo kết quả đàm phán tính đến ngày 9/5/2021, Pfizer có thể cung ứng cho Việt Nam khoảng 31 triệu liều vắc xin (15,5 triệu liều cung cấp trong quý III/2021 và nửa còn lại được cung cấp trong quý IV/2021). Giá mua vắc xin giao tại kho của Việt Nam là 6,75 USD/liều (mức giá ưu đãi cho nước có thu nhập thấp, chưa bao gồm thuế, phí và các chi phí liên quan).

16100840-18E1-41B0-9440-701045D6FB46

Tuy nhiên, nhà cung cấp cũng đưa ra một số điều khoản ràng buộc rất chặt chẽ (ký Thỏa thuận khung trước, rồi mới ký Thỏa thuận chi tiết theo mẫu được áp dụng với 70 quốc gia khác đã nhập khẩu vắc xin của Pfizer); miễn trừ trách nhiệm (khiếu nại phát sinh từ hoặc liên quan đến vắc xin hoặc việc sử dụng vắc xin của Pfizer; không giao hàng theo đúng số lượng, thời gian dự kiến trong Thỏa thuận); không có bảo lãnh tạm ứng, bảo đảm thực hiện hợp đồng; không áp dụng kê khai, kê khai lại giá

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long cho biết, việc ký kết mua 31 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer là kết quả của quá trình đàm phán liên tục được Bộ Y tế thúc đẩy suốt thời gian qua.

Nội dung đàm phán tập trung vào những điều khoản trong thoả thuận giữa hai bên liên quan đến trách nhiệm pháp lý, vấn đề thanh toán, bồi hoàn và các rủi ro khi thực hiện thoả thuận trên nguyên tắc bảo đảm tuân thủ luật pháp của Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Như vậy, Việt Nam sẽ thêm có 31 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer được cung cấp vào quý III và quý IV trong năm nay, bảo đảm thực hiện theo lộ trình cung ứng vắc-xin mà hai bên đã trao đổi và thống nhất trong thời gian qua.

Trong số này có 38,9 triệu liều vắc-xin từ Chương trình COVAX, 30 triệu liều từ AstraZeneca thông qua Công ty VNVC và 31 triệu liều từ Pfizer.

Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm khoảng 10 triệu liều vắc-xin theo cơ chế chia sẻ chi phí với giá ưu đãi.

Thông tin từ Bộ Y tế cũng cho biết, Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam đã tiêm vắc-xin Covid-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP với 1.011.395 liều cho các đối tượng theo Nghị quyết 21. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19 là 28.852 người.

Các đối tượng tiêm vắc-xin Covid-19 là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành y tế vươn dậy, để chúng ta có được “một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta”

Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành y tế vươn dậy, để chúng ta có được “một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta”

sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 13:27

Lời Tòa soạn: Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955-27.2.2025), sáng 24.2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm, làm việc với Bộ Y tế và có bài phát biểu quan trọng, nhấn mạnh 12 nội dung nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng về lĩnh vực y tế, giải quyết các thách thức đối với ngành y tế hiện nay và trong nhiều năm tới. Tạp chí Chất lượng và cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn:

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất

sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:36

(CL&CS) - Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đã được lãnh đạo Chính phủ xác định là nhiệm vụ đặc biệt cấp bách để nhanh chóng tìm ra các giải pháp cung cấp đủ điện trong giai đoạn phát triển tăng tốc của đất nước.

Chuyến ra Bắc đặc biệt của đoàn Trung ương Cục miền Nam

Chuyến ra Bắc đặc biệt của đoàn Trung ương Cục miền Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:35

(CL&CS)- Hẳn chúng ta còn nhớ, Hiệp định Paris được ký kết vào 27-1-1973 là cả một chiến tích oanh liệt, một chiến thắng to lớn, một mốc son lịch sử mà Cách mạng Việt Nam đã kiên cường đấu tranh bằng cả ba phương thức quân sự, chính trị và ngoại giao một cách cực kỳ khéo léo và bền bỉ suốt từ năm 1968. Chúng ta đã buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán tại Paris. Thế nhưng cho đến tận năm 1973 thì mới đi tới thành công. Lúc đó, Cách mạng nước nhà cũng mới thực hiện được "một nửa" mong muốn, khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Có một sự kiện rất đặc biệt đối với Cách mạng Miền Nam, đó là vào tháng 4-1973, sự kiện đoàn lãnh đạo cấp cao của Trung ương Cục Miền Nam ra Bắc công tác đến nay cũng vừa tròn 50 năm thì rất ít người biết và cần được thông tin đến bạn đọc.