Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 21/03/2024, 14:48 PM

Vị tướng tình báo bí ẩn của Quân đội nhân dân Việt Nam, sở hữu điệp vụ siêu hạng ngay trong sào huyệt cơ quan tình báo của địch

Ông là điệp viên hoạt động trong lòng địch từ năm 1950 đến 1974, cung cấp cho cách mạng những tin tức quý giá, góp phần làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975.

Đặng Trần Đức sinh năm 1922 tại Thanh Trì, Hà Nội; bí danh Ba Quốc; là Thiếu tướng tình báo Quân đội nhân dân Việt Nam. Nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Cục trưởng Cục 12, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng Việt Nam, phụ trách lực lượng tình báo phía Nam và Campuchia. Trước khi mất, ông là Cố vấn cho Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo và tham gia Ban chỉ đạo Điệp báo Tổng cục.

Thiếu tướng Đặng Trần Đức

Thiếu tướng Đặng Trần Đức

Cuộc đời ông là một chuỗi dài những câu chuyện hào hùng gay cấn xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới của Tổ quốc, trong đó có hơn 20 năm hoạt động đơn độc giữa Sài Gòn. Ông đã thực hiện nhiều điệp vụ siêu hạng, trong đó có việc cứu ông hoàng Norodom Shihanouk hay đánh sập mạng lưới tình báo Khmer Đỏ,...

Cùng với Phạm Xuân Ẩn, ông là một trong hai điệp viên vừa được phong quân hàm cấp tướng vừa được phong danh hiệu anh hùng.

Điệp viên giữa sào huyệt tình báo địch

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, theo chỉ thị của tổ chức, ông đi theo con đường của địch vào hoạt động tại Sài Gòn. Lúc đầu, ông chỉ làm nhân viên kế toán, nhưng với nhãn quan chính trị nhạy bén, ông từng bước tiếp cận và ghi điểm trong mắt Trần Kim Tuyến, Giám đốc Sở nghiên cứu chính trị, mà thực chất là một cơ quan mật vụ chống Cộng của chính quyền Ngô Đình Diệm, trở thành một trong những “phụ tá trung thành" của Trần Kim Tuyến.

Sau khi vượt qua được những cuộc sát hạch bằng máy kiểm tra nói dối của Mỹ, ông ngày càng chiếm được niềm tin của các nhân vật cộm cán trong Phủ Đặc ủy. Nhờ đó, ông được tiếp cận với nhiều các tài liệu quan trọng trong cơ quan tình báo của ngụy. 

Sự khéo léo của ông được thể hiện ngày càng rõ. Như sau cuộc Tổng tiến công, nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, ông nắm được thông tin về mặt trận Khe Sanh lúc đó có thể sẽ biến thành một “Điện Biên Phủ thứ 2” và người Mỹ đang có nhiều tính toán để thoát khỏi thế sa lầy ở Việt Nam. Một trong những cách thoát khỏi tình trạng sa lầy là nếu không có lối thoát về quân sự, Mỹ sẽ thực hiện một cuộc đảo chính, thay chính quyền quân sự bằng một chính quyền dân sự để “thương thuyết với Việt cộng".

Nắm được tình hình đó, ông đưa thông tin này đến tai Linh Quang Viên, Tổng trưởng Quốc phòng ngụy. Viên cho lập một phòng - gọi là Phòng Tình hình - nơi tập trung tất cả mọi tin tức về lĩnh vực an ninh tình báo, heo "hiến kế" của ông Ba Quốc. Rồi ông được tin dùng, đưa về Phòng Tình hình, để từ đó, ông có điều kiện liên kết với các phần tử đối lập với chính quyền Thiệu và qua đó tiếp cận, nắm được các nguồn tin tình báo quan trọng trong Phủ Đặc ủy.

ba_quoc

Tin tức ông khai thác được ngày càng phong phú, không chỉ về an ninh mà cả các kế hoạch quân sự của địch, ý đồ giải quyết chiến tranh của Mỹ… Những tin tức, tài liệu được kịp thời gửi lên trên, giúp ta chỉ đạo đánh địch.

Ông còn phát hiện một số địa điểm đặt điện đài và các tổ chức gián điệp của địch cài ở vùng giải phóng, giúp cho địa phương đánh bắt, ngăn chặn những thiệt hại cho cách mạng. Ngoài ra, ông còn khẩn cấp báo tin về những cuộc vây bắt của cảnh sát địch nhằm bắt một số cán bộ của ta hoạt động ở nội thành, giúp cho cơ quan có trách nhiệm thông báo bảo đảm an toàn cho cán bộ ta, đồng thời làm tốt việc phá hoại nội bộ địch.

24 năm hoạt động trong hàng ngũ địch, ông đã thu được nhiều tài liệu, tin tức có giá trị của địch cho cách mạng, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh, ông luôn giữ vững ý chí, phẩm chất đạo đức người cách mạng và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 

Phát hiện dã tâm, đánh sập mạng lưới tình báo Khmer Đỏ

Vào năm 1977, trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Khmer Đỏ, ông Ba Quốc được phân công làm Cụm trưởng Điệp báo. Dù làm tình báo quân sự là nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ đối với ông Ba Quốc, ông đã sử dụng các điệp viên được cài cắm từ trước và tận dụng các mối quan hệ lấy được bản nghị quyết mật của Khmer Đỏ coi Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp và chuẩn bị phát động chiến tranh chống phá nước ta. Ông cũng nhanh chóng phát hiện ai là kẻ đứng đằng sau xúi giục, hậu thuẫn cho Khmer Đỏ.

Nhà tình báo Ba Quốc (bên phải) và thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Nhà tình báo Ba Quốc (bên phải) và thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Ông Ba Quốc và đồng đội đã có những đóng góp quan trọng trong việc phá vỡ mạng lưới tình báo của Khmer Đỏ, phá chặn các đường dây kinh tài do nước ngoài chống lưng tiếp tay cho chúng, cắt đứt các đường dây cung ứng hậu cần. 

Công lao đặc biệt của ông Ba Quốc và đồng đội của ông đối với vấn đề Campuchia, bao gồm việc sớm phát hiện dã tâm của Khmer Đỏ, tiếp đó là triển khai mạng lưới tình báo sâu rộng để đập tan và làm vô hiệu hóa các thủ đoạn sâu hiểm của chúng. Nhờ những nỗ lực này, lãnh đạo Việt Nam đã thay đổi chiến lược kịp thời, xác định đúng kẻ thù, và chuẩn bị cho các chiến dịch quân sự để bảo vệ biên giới và giải phóng đất nước Campuchia thoát họa diệt chủng, giúp lực lượng yêu nước Campuchia giành lại chính quyền hồi sinh đất nước.

Ông Ba Quốc cũng nhận ra sự “nghi binh chiến lược” của các cường quốc đối với Việt Nam, những chiến lược phá hoại kinh tế và tạo điều kiện cho các hoạt động ngầm từ Campuchia nhằm gây bất ổn cho Việt Nam. Những phát hiện này đã giúp Việt Nam đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh và chính trị.

Ông Ba Quốc khi là phụ tá của Phó Giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị

Ông Ba Quốc khi là phụ tá của Phó Giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị

Với những đóng góp của mình, Thiếu tướng Anh hùng lực lượng vũ trang Đặng Trần Đức (tức Ba Quốc) đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng ba; Huân chương Quân công hạng hai; Huân chương Chiến thắng hạng hai; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất; Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, ba; Huân chương Chiến công hạng nhất, nhì, ba; Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng nhất, nhì, ba; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba; Huy chương Quân kỳ quyết thắng

Ông từ trần hồi 5 giờ 30 phút ngày 26.3.2004 tại Quân y viện 175.

Tham khảo:
- Ông Ba Quốc, nhà tình báo đầu tiên phát hiện dã tâm của Khmer Đỏ - Báo Thanh Niên (16/02/2023)

- Thiếu tướng Đặng Trần Đức: Điệp viên giữa sào huyệt tình báo địch - Quân đội nhân dân (24/04/2015)

Nam Trần

Bình luận

Nổi bật

Được thừa kế hơn 10 tỷ đồng, người phụ nữ mất sạch vì 'sập bẫy' quen qua mạng: Cảnh sát vào cuộc, 1 người bị bắt giữ

Được thừa kế hơn 10 tỷ đồng, người phụ nữ mất sạch vì 'sập bẫy' quen qua mạng: Cảnh sát vào cuộc, 1 người bị bắt giữ

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 16:52

Vì quá tin người, người phụ nữ được thừa kế hơn 10 tỷ đồng nhưng bị mất sạch.

Chân dung đại gia thu 200 tỷ đồng sau hơn 6 ngày công chiếu ‘bom tấn’: Ở biệt thự 40 tỷ đồng với bà xã kém 17 tuổi, có trong tay toàn BĐS giá khủng

Chân dung đại gia thu 200 tỷ đồng sau hơn 6 ngày công chiếu ‘bom tấn’: Ở biệt thự 40 tỷ đồng với bà xã kém 17 tuổi, có trong tay toàn BĐS giá khủng

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 16:44

Đây là một trong những nghệ sĩ đa tài của màn ảnh Việt, đang gây chú ý với bộ phim 'bom tấn', hứa hẹn bùng nổ phòng chiếu, thu về 200 tỷ đồng chỉ sau hơn 6 ngày công chiếu.

Người anh hùng LLVTND không thể thấy ánh sáng nhưng 14 năm ròng vượt dãy Trường Sơn, vận chuyển 120 tấn vũ khí và 62 tấn lương thực phục vụ kháng chiến chống Mỹ

Người anh hùng LLVTND không thể thấy ánh sáng nhưng 14 năm ròng vượt dãy Trường Sơn, vận chuyển 120 tấn vũ khí và 62 tấn lương thực phục vụ kháng chiến chống Mỹ

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 16:13

Ông được Sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là “Người dân công mù vận chuyển được số lượng vũ khí, lương thực lớn nhất trong những năm tháng chiến tranh”.