Vì sao thị trường tháng 4 'sạch bóng' trái phiếu doanh nghiệp bất động sản?
(CL&CS) - Theo các chuyên gia, việc không có doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu trong tháng 4 cho thấy dòng vốn này đã bị siết chặt, các doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trước. Tín hiệu thị trường, điều này có thể sẽ có tác động tiêu cực tới toàn ngành.
Trong báo cáo gần đây nhất từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 4/2022, toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn ghi nhận 23 đợt phát hành riêng lẻ của các doanh nghiệp với giá trị 16.472 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong tháng này, thị trường đã không ghi nhận bất kỳ đợt phát hành nào của nhóm doanh nghiệp bất động sản. Theo thống kê, điều này chưa có tiền lệ trong 4 năm trở lại đây.
So với cùng kỳ của nhiều năm về trước, trong những tháng đầu năm nay, dù số lượng phát hành trái phiếu bất động sản đã giảm đáng kể so với cùng kỳ nhưng khối lượng của nhóm này vẫn chiếm tỷ tọng lớn trong tổng khối lượng phát hành toàn thị trường.
Lý giải về hiện tượng không có doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu trong tháng 4, luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, cho rằng đây là một phản ứng rất rõ ràng với chính sách siết chặt dòng vốn tín dụng, trái phiếu với lĩnh vực bất động sản thời gian qua. Cùng với đó, có thể thấy, các doanh nghiệp bất động sản cũng khá dè dặt, đặc biệt là sau sự kiện UBCK hủy bỏ 9 lô trái phiếu của Tân Hoàng Minh Group với trị giá hơn 10.000 tỷ đồng.
Ông Đức chia sẻ, “Nhiều doanh nghiệp đã phát hành lượng lớn trái phiếu trong thời gian ngắn nên khi vụ việc vi phạm của Tân Hoàng Minh xảy ra, các doanh nghiệp đã phải dừng lại để đánh giá lại rủi ro vi phạm. Đồng thời việc tạm dừng này cũng là để trấn chỉnh, quyết định xem có tiếp tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp hay tìm kênh huy động vốn mới”.
Cùng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) cho biết những vụ việc vi phạm trên thị trường gần đây đã tác động tiêu cực tới hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản. Vốn dĩ, 2 kênh tín dụng ngân hàng và trái phiếu là 2 kênh huy động vốn rất quan trọng của nhóm doanh nghiệp bất động sản. Nhưng cả hai nguồn vốn huy động này đều bị siết chặt thì dòng vốn này sẽ bị ách tắc.
Chủ tịch HOREA cho biết các doanh nghiệp bất động sản phản ánh đang gặp sức ép rất lớn, đặc biệt là việc khó tiếp cận nguồn vốn. Nếu việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục bị siết chặt, đây sẽ là tín hiệu không tốt cho thị trường bất động sản.
Đề xuất về giải pháp tháo gỡ cho thị trường bất động sản, ông Châu cho rằng, không thể chỉ vì một vài vụ việc vi phạm trên thị trường mà ra quy định siết chặt hoạt động trái phiếu doanh nghiệp. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu giảm tỷ lệ vốn tín dụng cho vay bất động sản. Ông châu chia sẻ: “Việc chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp là cần thiết nhưng không nên thắt chặt như vừa qua”.
Tương tự, luật sư Trương Thanh Đức cũng cho rằng không thể vì sai phạm của một vài doanh nghiệp mà siết chặt sự phát triển của cả một thị trường. Để thị trường này đi đúng, ông Đức cho biết cần hài hòa khi sửa đổi Nghị định 153/2020, để vừa quản lý hiệu quả nhưng không kìm hãm sự phát triển của thị trường. Và để làm được điều này cần tập trung vào 2 vấn đề chính là bắt buộc xếp hạng tín nhiệm với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và công khai thông tin doanh nghiệp phát hành. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần có cơ chế để bắt buộc doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải công khai minh bạch, chính xác các thông tin liên quan.
Hà Thu
Bình luận
Nổi bật
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59
Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.
Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.