Vì sao nhiều ngân hàng “né” lên sàn chứng khoán?

(NTD) - Trong mùa Đại hội cổ đông thường niên 2017 (ĐHCĐ), nhiều ngân hàng đã đề cập đến vấn đề lên sàn. Tuy nhiên, dường như các ngân hàng chưa hào hứng lắm với kế hoạch này. Các chuyên gia, cho rằng nguyên nhân sâu xa là do ngân hàng sợ phải minh bạch thông tin khi kết quả kinh doanh không được khả quan!

Kế hoạch lên sàn vẫn nằm trên giấy

Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tất cả các ngân hàng, không phân biệt là công ty đại chúng hay không, tuy không bắt buộc lên sàn chứng khoán chính thức, nhưng đều phải lên sàn UPCoM để cải thiện sự minh bạch, cũng như cơ hội tăng vốn.

Thông tư số 180/2015/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, các công ty đại chúng chưa được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán phải thực hiện đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống UPCoM hạn cuối ngày 31/12/2016. Do vậy, với các ngân hàng chưa niêm yết, việc đăng ký giao dịch chứng khoán trên UPCoM phải sớm được triển khai sau khi được cổ đông thông qua.

Trước quy định này, vào những tháng cuối năm 2016, nhiều ngân hàng đã tiến hành các thủ tục để đưa cổ phiếu lên sàn. Được biết, Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán với mã cổ phiếu KLB. Tương tự, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) cũng chốt danh sách cổ đông để thực hiện đăng ký chứng khoán tập trung.

Đầu năm 2017, sàn UPCoM chỉ xuất hiện mã chứng khoán VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) với 564.442.500 cổ phiếu. Như vậy, từ khi cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lên sàn vào năm 2014 thì đến giờ các ngân hàng khác vẫn ở phương án trình cổ đông xem xét. Trong mùa ĐHCĐ năm nay, các ngân hàng đều nêu ra một số lý do chưa thể lên sàn hoặc đăng ký giao dịch trên UPCoM. Có một số ngân hàng sẽ xem xét tùy vào tình hình cụ thể. Cũng có ngân hàng cho rằng thị trường chứng khoán không còn hấp dẫn trong thời điểm này nên chưa có kế hoạch lên sàn.

Tại ĐHCĐ vừa rồi, LienVietPostBank trình cổ đông việc đưa cổ phiếu giao dịch tại UPCoM. Một cổ đông cho rằng với nội lực của LienVietPostBank thì ngân hàng có thể niêm yết thẳng lên sàn HNX thay vì “trú ngụ” tại UPCoM. Đại diện của LienVietPostBank cho biết, tùy tình hình cụ thể, ngân hàng sẽ xem xét việc niêm yết cổ phiếu tại HNX.

Liên quan đến việc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chậm trễ niêm yết trên sàn chứng khoán, đại diện của VPBank thông tin tại, từ cuối năm 2016, ngân hàng đã xin ý kiến cổ đông để tiến hành thủ tục niêm yết trên sàn. Do một số lý do hành chính nên việc này có hơi chậm trễ. Hiện VPBank đã thuê một công ty chứng khoán để tư vấn việc niêm yết.

55
Các ngân hàng ngại lên sàn vì phải minh bạch thông tin. (Ảnh: Báo HQ)

Ngại minh bạch thông tin

10 ngân hàng đang niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu là: VietinBank, Vietcombank, BIDV, Eximbank, Sacombank, MB, SHB, ACB, NCB, VIB… Hơn 20 ngân hàng còn lại, chiếm khoảng 2/3 số lượng ngân hàng, vẫn chưa lên sàn, mặc dù 3 năm qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã gửi nhiều công văn nhắc nhở các NHNN địa phương về việc theo dõi, đốc thúc các ngân hàng trên địa bàn sớm lên sàn để tăng tính minh bạch. Tuy nhiên, nhiều năm qua các ngân hàng vẫn chần chừ việc niêm yết với đủ lý do dù cổ đông nhiều lần nêu ý kiến và tạo sức ép.

Hạn định của Thông tư 180 yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện việc niêm yết trên sàn chứng khoán trong năm 2016, nhưng đến nay kế hoạch lên sàn của các ngân hàng vẫn đang nằm trên giấy. Ngoài các lý do mà ngân hàng đưa ra (như: Chưa chọn được thời điểm thuận lợi; thị trường chứng khoán còn èo uột, giá cổ phiếu ngân hàng bị đánh giá thấp nên việc lên sàn sẽ gặp nhiều rủi ro) thì nguyên nhân sâu xa được giới chuyên gia lý giải việc ngại lên sàn của các ngân hàng là yêu cầu phải minh bạch hoạt động kinh doanh, công khai báo cáo tài chính. Bởi những ngân hàng lợi nhuận thấp, nợ xấu cao thì càng không muốn lên sàn, vì không công khai những thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của ngân hàng.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, các ngân hàng chần chừ trong việc lên sàn cũng là điều dễ hiểu. Lý do bởi, thứ nhất, niêm yết cổ phiếu trên sàn không phải là điều dễ dàng, khi đi cùng với đó là hàng loạt điều kiện liên quan đến tình hình tài chính. Thứ hai, một trong những yêu cầu bắt buộc khi lên sàn là phải minh bạch thông tin, như vậy kết quả kinh doanh chưa khả quan, nợ xấu… đều được phơi bày, điều này khiến các ngân hàng không tích cực trong việc niêm yết.

Tuy nhiên cũng theo ông Hiếu thì các ngân hàng chắc chắn đều hiểu việc niêm yết là con đường tất yếu, cần thiết cho quá trình phát triển của ngân hàng. Thông tin tài chính được kiểm toán rõ ràng, minh bạch là điều cần thiết. Ngân hàng cũng buộc phải tính đến việc lên sàn để huy động vốn, do vậy, cần thiết phải áp dụng quy định buộc các ngân hàng phải lên sàn.

 Mai Trinh

 

_Bao NTD_So 334 _8
 

Bình luận

Nổi bật

Thương hiệu - Từ niềm tin chuyển hóa thành tài sản

Thương hiệu - Từ niềm tin chuyển hóa thành tài sản

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:36

Từ quan niệm kinh doanh phải giữ uy tín đến tư duy coi thương hiệu là một loại tài sản, các doanh nhân Việt đã có sự đầu tư bài bản cho chiến lược thương hiệu.

Rạng Đông kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm nhà máy

Rạng Đông kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm nhà máy

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:35

(CL&CS)- Mới đây tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã long trọng tổ chức Lễ Báo công, kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Công ty (28/4/1964 - 28/4/2024) và 20 năm thành lập Công ty Cổ phần (15/7/2004 - 15/7/2024) với chủ đề “Khát vọng Rạng Đông - 60 năm hành trình theo chân Bác”.

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:34

(CL&CS) - Trong quý 1 vừa qua, lần đầu tiên 27 ngân hàng niêm yết đã cắt giảm nhân sự với số lượng lên đến 1.437 người. Trong đó, 20/27 ngân hàng mẹ đã cắt giảm nhân sự.