Văn hoá doanh nhân năm 2025 là nền tảng cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp
(CL&CS) - Theo đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn hóa doanh nghiệp định hình bản sắc, giữ gìn uy tín, tạo dựng niềm tin. Chính điều đó làm nên thương hiệu, làm nên sự khác biệt trên thương trường đầy cạnh tranh.
Tại Diễn đàn Văn hoá doanh nhân năm 2025 với chủ đề Kinh doanh có trách nhiệm, bà Vi Thanh Hoài - Phó Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) nhấn mạnh: văn hóa kinh doanh là gốc rễ tạo nên sức mạnh nội lực, là nền tảng cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp. Các Nghị quyết của Đảng đều đặt trọng tâm vào việc xây dựng văn hóa kinh doanh như một phần chiến lược phát triển quốc gia.

Diễn đàn "Văn hóa Doanh nhân năm 2025" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Ảnh VGP/HT.
Trong những năm gần đây, bà Vi Thanh Hoài đánh giá cao sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nỗ lực xây dựng văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã tiên phong, chủ động xây dựng văn hóa dựa trên giá trị dân tộc, không chỉ thể hiện bản lĩnh doanh nhân mà còn lan tỏa của trách nhiệm doanh nhân, doanh nghiệp với cộng đồng.
Cụ thể hơn, từ kết quả khảo sát 400 doanh nghiệp do VCCI thực hiện năm 2023 và từ nghiên cứu tổng quan về khung nghiên cứu văn hóa kinh doanh, ông Lương Minh Huân - Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI) thông tin: nhìn tổng thể, văn hóa kinh doanh Việt Nam khá hài hoà và có nhiều điểm tương đồng với các nước khu vực châu Á.
Trong các khía cạnh nghiên cứu, một vài khía cạnh được doanh nghiệp đề cao hơn như định hướng nhân đạo, định hướng kết quả và định hướng tương lai. Ở chiều ngược lại, một số khía cạnh chưa được đề cao như quan niệm về bình đẳng công bằng, khoảng cách quyền lực, né tránh rủi ro và tính quyết đoán, có thể tạo ra những khó khăn cho việc sáng tạo, phát triển bền vững.
Theo ông Lương Minh Huân, các lãnh đạo doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ thường đề cao nhất các giá trị căn bản của văn hóa kinh doanh, trừ quan niệm về bình đẳng và công bằng. Điều này có thể được hiểu thông qua sự nhạy bén, dễ chịu tác động của các doanh nghiệp siêu nhỏ, vốn phụ thuộc rất nhiều vai trò chủ đạo của người đứng đầu doanh nghiệp. Trong khi đó, lãnh đạo các doanh nghiệp quy mô vừa đánh giá các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh ở mức thấp nhất. Lãnh đạo các doanh nghiệp quy mô lớn đề cao nhất yếu tố công bằng và bình đẳng so với các nhóm doanh nghiệp khác.
Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu khuyến nghị các cơ quan nhà nước cần tiếp tục có giải pháp phát huy các thế mạnh, giá trị, phẩm chất phù hợp với tương lai và phát triển bền vững của con người Việt Nam như định hướng kết quả, định hướng nhân đạo, đề cao tính tập thể. Chính phủ cần tăng cường đào tạo, cung cấp thông tin để giúp doanh nghiệp hạn chế mặt trái của việc né tránh rủi ro trong nắm bắt cơ hội và biến thách thức thành cơ hội.
Ngoài ra, thúc đẩy xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hóa doanh nhân vì đây là nhóm tiên phong trong xây dựng văn hóa kinh doanh hướng tới bền vững; ưu tiên xây dựng văn hoá doanh nghiệp đối với nhóm doanh nghiệp quy mô vừa. Đồng thời, thúc đẩy môi trường thể chế thuận lợi cho phát triển theo định hướng bền vững và cải thiện văn hoá ứng xử của các cấp chính quyền xã với doanh nghiệp, doanh nhân.
Về phía các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu khuyến nghị cần thúc đẩy xây dựng văn hoá doanh nghiệp và tinh thần doanh nhân theo hướng đề cao và theo đuổi các giá trị căn bản. Các doanh nghiệp đồng thời có định hướng mạnh mẽ hơn trong việc tạo ra các giá trị bền vững thực chất, giải quyết tốt hơn vấn đề bình đẳng trên khía cạnh cơ hội và thăng tiến cho người lao động, vừa phù hợp với xu thế của thời đại vừa thu hút đóng góp từ thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, tích cực nghiên cứu thị trường, xây dựng hệ thống thông tin cần thiết hỗ trợ việc ra quyết định kịp thời, chính xác, khắc phục những hạn chế của việc né tránh rủi ro.
Ngô Vân
- ▪Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số
- ▪Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và vận hành hệ thống Quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001
- ▪Cục Thủy sản và kiểm ngư đưa ra khuyến cáo đối với người dân, doanh nghiệp
- ▪Doanh nghiệp nâng cao uy tín, thúc đẩy phát triển bền vững với tiêu chuẩn ISO 14001
Bình luận
Nổi bật
Văn hoá doanh nhân năm 2025 là nền tảng cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ tư, 16/04/2025, 15:32
(CL&CS) - Theo đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn hóa doanh nghiệp định hình bản sắc, giữ gìn uy tín, tạo dựng niềm tin. Chính điều đó làm nên thương hiệu, làm nên sự khác biệt trên thương trường đầy cạnh tranh.
Cung tăng nhưng giá biệt thự vùng ven Hà Nội ngày càng đắt đỏ
sự kiện🞄Thứ ba, 15/04/2025, 22:15
Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng tư vấn bất động sản CBRE cho biết quý I ghi nhận lượng cung biệt thự liền kề lớn nhất tại thị trường Hà Nội từ trước tới nay. Tuy nhiên, giá bán sơ cấp đạt trung bình 226 triệu đồng mỗi m2 (gồm chi phí xây dựng, chưa có VAT), tăng 3% theo quý và 17% theo năm.
Thị trường nhà ở vẫn tiếp tục đối diện với việc giá bán tăng cao.
sự kiện🞄Thứ ba, 15/04/2025, 22:14
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho thấy, quý 1/2025, nguồn cung toàn thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam đạt 27.000 sản phẩm, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2024. Mặt bằng giá chào bán bất động sản ngày càng có xu hướng tăng khi áp lực chi phí, nhất là các khoản chi phí liên quan đến đất đai gia tăng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.