Dữ liệu cũ
Thứ năm, 16/06/2016, 11:54 AM

Vải thiều vào chính vụ - vải lai vẫn "ồ ạt" xuống phố Hà Nội

(NTD) - Mặc dù đến hiện tại vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương) mới vào chính vụ nhưng từ gần 2 tuần trước, vải đã được bày bán tràn lan ở Hà Nội gắn mác vải thiều.

 Tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội như Hoàng Hoa Thám, Phạm Hùng, Nguyễn Xiển... nhiều xe bán rong vải thiều được bày bán từ cách đây hai tuần và được giới thiệu là vải thiều đặc sản Thanh Hà và Lục Ngạn, tuy nhiên được biết mới chỉ một, hai ngày trở lại đây mùa chính vụ của vải thiều đặc sản này mới vào vụ, còn vải lâu nay được bày bán trên phố chỉ là loại vải lai.

Gắn mác vải thiều, các loại vải lai được bán với giá từ 40.000 - 50.000 đồng/kg có vị hơi chua được lý giải là do vải mới đầu mùa nên chưa chín đều. Chủ một xe vải bán hàng rong trên đường Hoàng Quốc Việt khẳng định: "Đây là loại vải thiều đầu vụ chín sớm, nên có vị hơi chua, nhưng nhiều người tiêu dùng do không đợi được đến chính vụ vải nên vẫn mua về ăn, giá dao động khoảng 50.000 đồng/kg, có ngày tôi bán được gần nửa tạ vải".

vai 1

Vải thiều vào chính vụ, người tiêu dùng hoang mang khi khó nhận diện được vải thiều và vải lai

 Được biết, năm nay sản lượng vải thiều tại Bắc Giang giảm khoảng 10% so với năm ngoái, từ đầu vụ đến giờ, tại các địa phương gốc của vải thiều như Thanh Hà, Lục Ngạn nhiều tiểu thương Việt Nam và Trung Quốc đã đặt điểm thu mua vải thiều với mức giá chỉ khoảng 30.000 đồng/kg.

Một dấu hiệu đáng mừng cho thị trường xuất khẩu vải thiều năm nay là vải được áp dụng trồng theo tiêu chuẩn Global Gap đủ điều kiện xuất khẩu đi nhiều quốc gia khác nhau, tránh tình trạng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của vải thiều chính vụ đã khiến  người dân Hà Nội hoang mang bởi không biết làm cách nào để có thể phân biệt đâu là vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, đâu là vải lai. Chị Nguyễn Phương Nga (Khâm Thiên, Hà Nội) cho biết: "Người bán hàng thì luôn miệng giới thiệu là vải thiều nhưng nhìn mỗi loại vải lại có sự khác nhau, có quả to, đẹp nhưng hạt to, có quả nhỏ, kém bắt mắt hơn nhưng ăn lại ngọt, tôi phân vân không biết loại nào chính xác là vải thiều".

Theo tư vấn của những chủ vườn trồng vải, quả vải thiều có kích thước không lớn, nhìn chung bé hơn quả vải lai. Hình thức bên ngoài quả có hình tròn, đều khắp quả. Bên ngoài cũng sần sùi hơn quả vải lai nhưng độ ngọt đậm đà và thơm dịu hơn vải lai. Bên trong hạt nhỏ, cùi dày. Đặc biệt, vải thiều khi chín vỏ đỏ, không vàng hoặc xanh rất bắt mắt.

Trong khi đó, vải lai không có vị ngọt đậm bằng. Về hình thức bên ngoài, quả tương đối dài hơn so với vải thiều. Bên trong hạt to.

Đến thời điểm hiện tại, vải thiều đã được bán ra thị trường với mức giá không quá chát, chỉ khoảng 30.000 đồng/kg, loại vải đẹp chỉ lên đến 35000 - 40.000 đồng/kg phục vụ nhu cầu của đa dạng người tiêu dùng.

Mọi thông tin liên quan đến Tiêu dùng, bạn đọc có thể theo dõi thêm tại đây

Thương Thương

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.