Vắc xin nào cho nền kinh tế Việt Nam?

(NTD) - Bên cạnh nhiệm vụ cấp thiết phòng chống dịch thì làm thế nào để ngăn đà sụt giảm của nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng không nhỏ của vi rút Corona cũng đang là bài toán nan giải.

Thủ tướng đặt vấn đề: Có loại vắc xin nào cho nền kinh tế Việt Nam để ứng phó căn bệnh sụt giảm kinh tế diễn ra trên toàn cầu? Đây là bài toán khó trong tình hình khó khăn chung và bạn bè quốc tế, khu vực, nhất là những đối tác quan trọng của Việt Nam sụt giảm tăng trưởng. Sau Trung Quốc thì tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở Hàn Quốc đang là điều rất đáng quan ngại vì ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam.

Việt Nam đã đạt thành công bước đầu quan trọng trong việc ngăn chặn Covid-19 nhưng Chính phủ và cả người dân Việt Nam muốn thắng lợi kép chứ không chỉ một thắng lợi đơn. Phải vừa chống dịch tốt, vừa phát triển kinh tế - xã hội, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng và bảo đảm đời sống nhân dân.

Bộ Công thương cho biết ngành điện tử chỉ đủ linh kiện cho sản xuất tới giữa tháng 3, dệt may thì chỉ đủ nguyên liệu tới đầu tháng 3, nên có khả năng phải dừng sản xuất lớn!

Hai quốc gia cung cấp linh kiện, vật tư và nguyên liệu nhiều nhất cho Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc lại đang là hai điểm dịch lớn nhất thế giới nên tình hình vài tháng tới sẽ không ít khó khăn.

Không chỉ ngành công thương mà sau khi mất hàng triệu du khách Trung Quốc, du lịch Việt Nam lại bị giáng đòn nặng vì vắng luôn khách Hàn Quốc.

Riêng hàng không bị thiệt hại ước khoảng 10.000 tỷ đồng khi đóng cửa tuyến quốc tế lớn nhất là Trung Quốc nay lại mất thêm con số tương đương từ thị trường Hàn Quốc.

Khá nhiều dịch vụ, mua bán, ngành nghề... thấy rõ sụt giảm và không sớm để hồi phục. Chống dịch cấp thiết nhưng làm ăn, kinh doanh và duy trì hoạt động để chờ khi đứng dậy sau dịch cũng rất cần thiết.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhận định kinh tế Việt Nam đứng trước nguy cơ kép khi không chỉ nguồn cung mà cầu thế giới tại các thị trường lớn cũng sẽ ảnh hưởng bởi dịch bệnh này. Ông nói: “Chúng ta không bi đát, không trầm trọng hóa vấn đề nhưng phải chủ động”.

Ngay từ bây giờ những giải pháp căn cơ và thiết thực để ngăn suy giảm cho nền kinh tế nước nhà đã được tính tới. Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai giải pháp hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch và có dư nợ gốc hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/1 -31/3, cho đến khi NHNN ban hành thông tư hướng dẫn.

Mới đây, Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách giãn, hoãn tiền thuế, chậm nộp như thế nào để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trước đó, Bộ Công thương đã chính thức có văn bản đề nghị giảm thuế nhiên liệu bay, phí cầu đường, giá qua trạm BOT... để chia sẻ khó khăn và giảm gánh nặng cho DN, người dân.

Ông Trương Văn Phước, Ủy viên Hội đồng kiêm thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng chia sẻ củng cố lòng tin nơi người dân, doanh nghiệp rằng chúng ta sẽ vượt qua khó khăn do dịch Covid-19, đó chính là động lực, là loại vắc xin mà chúng ta đang cần để ngăn suy giảm kinh tế, duy trì được tăng trưởng kinh tế.

Dân có tin, họ sẽ tiếp tục tiêu dùng, mua sắm mà không thắt chặt hầu bao, từ đó duy trì được sức mua ở thị trường nội địa, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp làm ăn. DN nghiệp tin, họ tìm cách mở ra thị trường mới, nguồn cung vật tư - nguyên liệu mới...

Chính phủ sẽ sớm ban hành một chỉ thị các giải pháp chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội để ngăn chặn đà sụt giảm, tạo tiền đề cho kinh tế đứng vững trong và sau dịch. Liều “vắc xin” này hiệu quả, công dụng đến đâu có lẽ phải chờ thời gian nhưng ít nhiều cũng có cơ sở để DN, dân chúng hy vọng Việt Nam không chỉ đứng vững qua dịch bệnh mà kinh tế cũng chẳng lao đao quá nhiều như lo ngại.

 Phan Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

Dù đã bước sang quý II, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét khi thanh khoản kém tích cực, nguồn cung vẫn hạn chế… Và kỳ vọng của doanh nghiệp bất động sản là vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực.

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam trong năm 2024 vẫn còn nhiều cơ hội. Nếu nhìn vào thực tế đang diễn ra, đây hoàn toàn là điều dễ hiểu khi thị trường mới chỉ chớm có sự phục hồi sau thời gian dài trầm lắng. Tuy nhiên, để tìm ra phân khúc tiềm năng cũng như thời điểm thích hợp để “xuống tiền” thì lại cần dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá.

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Báo cáo của Savills World Research vừa công bố vào tháng 2/2024 cho biết, xu hướng gia tăng về nhu cầu thuê đối với loại hình nhà ở là căn hộ dịch vụ đồng thời được ghi nhận tại Hà Nội và TP.HCM.