Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh tạo sự chặt chẽ, công khai, minh bạch
(CL&CS) - Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2024 (Ban chỉ đạo).
Đây là cuộc họp đầu tiên kể từ khi Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo. Phát biểu mở đầu, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn khẳng định, công tác tuyển sinh trong những năm gần đây cơ bản ổn định, thân thiện, tạo thuận lợi cho thí sinh.

Quang cảnh cuộc họp
Quy trình tuyển sinh ngày càng đơn giản, công khai, minh bạch, đi vào nền nếp và được ứng dụng trực tuyến. Theo Thứ trưởng, những năm qua, với sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ sở giáo dục đại học đã góp phần tạo nên thành công trong công tác tuyển sinh.
Riêng với năm 2024, đến thời điểm này các quy trình về tuyển sinh diễn ra thuận lợi, Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT (Hệ thống) hoạt động trơn tru.
Tại buổi họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thống nhất khẳng định công tác tuyển sinh những năm gần đây dần đi vào ổn định, ngày càng thuận lợi, công khai, bảo đảm công bằng trong xét tuyển, giảm gánh nặng cho xã hội. Đồng thời có những kiến nghị, góp ý để việc tuyển sinh hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Với nhấn mạnh, việc tuyển sinh phải thực chất chứ không phải tuyển sinh cho đủ và điểm cao, PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội thông tin: Năm nay là năm thứ ba Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành thực hiện "theo vết" sinh viên, theo dõi kết quả học tập ngay từ khi xét tuyển đầu vào cho đến đầu ra. Điều này giúp đánh giá được việc lựa chọn hình thức xét tuyển nào sẽ là phù hợp nhất. PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, Bộ GD&ĐT nên yêu cầu các trường đại học báo cáo kết quả giữa lựa chọn phương thức xét tuyển và kết quả học tập của thí sinh.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội nhìn nhận: Năm nay, công tác tuyển sinh giảm áp lực hơn so với năm ngoái. Với sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, các thí sinh không cần lựa chọn phương thức xét tuyển hay tổ hợp xét tuyển, chỉ cần chọn ngành và trường mà mình mong muốn. Đây là bước tiến rất táo bạo, gây áp lực cho phần mềm xét tuyển, nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi vô cùng lớn cho thí sinh.
Ghi nhận hiệu quả của việc đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, là đơn vị đặc thù, TS Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng cho biết: Đặc điểm tuyển sinh quân sự là tuyển sinh chất lượng cao, vì đối tượng thí sinh tuyển sinh vào quân đội còn phải kèm theo rất nhiều các điều kiện khác như về sức khỏe, phẩm chất chính trị. Nên số lượng thí sinh đủ điều kiện càng ngày càng bị thu hẹp.
Theo ông Phạm Quốc Toản – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, thành phố có gần 109 nghìn thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Trong đó, số thí sinh dự thi có nguyện vọng xét tuyển đại học khoảng 100 nghìn em. Tính đến 22h ngày 28/7, có hơn 526 nghìn nguyện vọng được thí sinh đăng ký, tăng 15 nghìn so với tổng số nguyện vọng năm 2023. Có thể nói công tác tuyển sinh ngày càng ổn định và tốt hơn.
Theo ông Phạm Quốc Toản, công tác tuyển sinh các tác động đến quá trình dạy học ở các trường THPT; nhất là phương thức kiểm tra, đánh giá. 17 giờ ngày 30/7 là hết thời hạn thí sinh đăng ký xét tuyển trên Hệ thống. Hà Nội yêu cầu đến giáo viên chủ nhiệm, bám sát các mốc thời gian để đôn đốc, nhắc nhắc học trò của mình trên các nhóm zalo.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn kết luận, cuộc họp đã thống nhất một số nội dung về những kết quả, ưu điểm của quá trình đổi mới tuyển sinh trong giai đoạn qua. Theo Thứ trưởng, hết năm 2024 là chu kỳ 10 năm, trong đó có nhiều điểm mới được thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
Theo đó, công tác tuyển sinh ngày càng thuận tiện, đánh giá được năng lực của thí sinh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyển sinh đã giảm phiền hà cho thí sinh và cơ sở đào tạo; trên hết là tạo công bằng, minh bạch. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh có thể coi là hình mẫu trong chuyển đổi số, tích hợp nhiều dữ liệu liên quan, lấy lợi ích của người học là hàng đầu. Quản lý nhà nước đi vào nề nếp và ứng dụng chuyển đổi số hiệu quả.
Thiện Phúc
- ▪Bộ GD&ĐT: Tập trung hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
- ▪Ngôi trường đầu tiên của tập đoàn giáo dục quốc tế nổi tiếng tại Việt Nam, chưa đi vào hoạt động đã gia nhập CLB các trường học phí đắt đỏ nhất Thủ đô
- ▪Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai E – Golden năm 2024: Nâng cao chất lượng, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
- ▪FPT chuẩn bị triển khai tổ hợp giáo dục quy mô 20.000 học sinh, sinh viên tại tỉnh miền Trung sắp lên TP trực thuộc Trung ương
Bình luận
Nổi bật
Dạy 2 buổi mỗi ngày miễn phí từ năm học 2025 - 2026
sự kiện🞄Thứ tư, 07/05/2025, 11:57
(CL&CS) - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngành GD-ĐT, các địa phương chuẩn bị điều kiện để dạy 2 buổi/ngày miễn phí ở bậc tiểu học, THCS, từ năm học 2025 - 2026.
Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế
sự kiện🞄Thứ ba, 06/05/2025, 11:13
(CL&CS) - Ngày 5/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt đội tuyển tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF) năm 2025; trao Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2024 - 2025.
Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2025
sự kiện🞄Thứ ba, 06/05/2025, 11:12
(CL&CS) - Một số chính sách về giáo dục có hiệu lực thi hành từ tháng 5 như: Bổ sung trẻ em nhà trẻ bán trú vào diện được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập từ nguồn ngân sách Nhà nước; Sửa đổi một số quy định trong tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, trong đó sửa đổi quy định về xét tuyển thẳng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.