Từ vụ nợ thẻ tín dụng "lãi chồng lãi" lên 8,8 tỷ đồng: Cần minh bạch và tính tuân thủ
(CL&CS) - Vụ việc vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng, sau 11 năm bị ngân hàng truy thu hơn 8,8 tỷ đồng đang gây xôn xao dư luận về tính đúng – sai ở cách tính lãi và lãi phạt của ngân hàng.
Trước đó, từ chia sẻ trên mạng xã hội, một người có tên P.H.A sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) chi nhánh Quảng Ninh từ năm 2013 và phát sinh dư nợ hơn 8,5 triệu đồng. Đến 30/10/2023, ngân hàng đã gửi thông báo về khoản nợ quá hạn toàn bộ đối với khoản vay này với tổng số tiền gấp hơn 1.000 lần, lên tới hơn 8,8 tỷ đồng.
Phản hồi thông tin về cách tính này, Eximbank cho biết, đây là khoản nợ quá hạn đã kéo dài gần 11 năm, Eximbank đã nhiều lần thông báo và làm việc trực tiếp với khách hàng, tuy nhiên, khách hàng vẫn chưa có phương án xử lý nợ.
Eximbank cũng khẳng định phương thức tính lãi, phí là hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, đồng thời, ngân hàng đang phối hợp với khách hàng để có phương án hỗ trợ xử lý nợ.
Tuy nhiên, cách tính của Eximbank trong trường hợp này lại đang dấy lên nhiều dư luận trái chiều.
Theo Luật sư Hà Huy Phong (Công ty Luật Inteco), các ngân hàng đều có chính sách về lãi suất vay và lãi suất quá hạn trên số tiền gốc ban đầu rất cao. Vì thế, trong trường hợp này, Eximbank có thể đã áp dụng lãi suất kép trên dư nợ gốc, hay nói cách khác là "lãi chồng lãi". Định kỳ hàng tháng, ngân hàng sẽ cộng tiền lãi của dư nợ gốc của tháng trước cùng với tiền lãi, chuyển thành tiền nợ gốc của tháng tiếp theo, sau đó tiếp tục tính lãi trên số tiền gốc mới.
Cũng về vấn đề này, Luật sư Ngô Quý Linh (Công ty Luật Mai Đăng Khang) cho rằng, việc áp dụng các quy định về lãi suất, khoản phạt, phí trả chậm… chỉ được áp dụng trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng mở thẻ tín dụng. Nếu hợp đồng mở thẻ tín dụng đã hết hạn mà các bên chưa có thoả thuận mới thì việc một bên có cách tính riêng cũng chỉ là cách tính đơn phương, nên bên kia không đồng ý thì có quyền khởi kiện ra toà.
Đồng thời, theo quy định tại các ngân hàng, nếu khoản nợ vay tín chấp không trả kéo dài hơn 12 tháng (hoặc dài hơn theo quy định của từng tổ chức tín dụng) thì ngân hàng sẽ dừng tính lãi, trích dự phòng và xóa nợ xấu. Hoặc các ngân hàng sẽ bán các khoản nợ xấu cho công ty thu hồi nợ AMC, nhưng không phải đòi nợ toàn bộ số tiền.
Như vậy, cách tính ra con số hơn 8,8 tỷ đồng của Eximbank còn gây tranh cãi, nên thông tin từ báo chí cho biết, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh đã có yêu cầu Eximbank Quảng Ninh báo cáo về vụ việc nêu trên. Còn phía các chuyên gia và dư luận thì yêu cầu Eximbank cần có trách nhiệm thông báo công thức tính và bảng kê cụ thể để khách hàng và công chúng được biết.
Đặc biệt, vụ việc này còn khiến nhiều người dùng thẻ tín dụng lo ngại, nhất là với những trường hợp mở thẻ tín dụng nhưng không dùng nên có thể bị nợ phí duy trì thẻ. Hơn nữa, nhiều vụ việc kẻ gian sử dụng thông tin thu thập trên mạng xã hội, làm giả căn cước công dân để làm thẻ tín dụng; hoặc sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản trong thẻ tín dụng của người dùng.
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng này đã giả làm nhân viên ngân hàng, gọi điện cho chủ thẻ, đưa ra các thông tin gian dối có lợi cho chủ thẻ để lừa chủ thẻ cung cấp các thông của tin thẻ tín dụng đang sử dụng, từ đó đặt mua các loại hàng hóa có giá trị lớn để chiếm đoạt tài sản.
Vì thế, cơ quan Công an và các chuyên gia đã nhiều lần khuyến cáo người dân không cung cấp hình ảnh, giấy tờ tùy thân và không chia sẻ mã OTP cho bất kỳ ai. Bên cạnh đó, khách hàng có thể truy cập hệ thống của Trung tâm Thông tín tín dụng (CIC) để tra cứu thông tin tín dụng, nợ xấu, điểm tín dụng của bản thân.
Ngoài ra, điều quan trọng nhất là tính tuân thủ các quy định của cả đôi bên trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng. Phía ngân hàng cần minh bạch thông tin và thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục trong hoạt động từ khai mở thẻ đến thu hồi nợ. Phía khách hàng cần lưu ý theo dõi và thanh toán nợ đúng hạn vì lãi suất và các khoản phí phạt thường rất cao, đồng thời cũng không vì thế mà “quay lưng” với thẻ tín dụng bởi loại thẻ này vẫn đang phát huy nhiều lợi ích, tính tiện dụng, chưa kể còn kèm nhiều chương trình khuyến mãi, hoàn tiền…
Theo Tạp chí Hải quan
Bình luận
Nổi bật
Phó thủ tướng: Vàng đang là nơi trú ẩn của tiền nhàn rỗi
sự kiện🞄Thứ ba, 12/11/2024, 12:01
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, có tình trạng vàng miếng tăng 18 triệu/lượng (25% so với giá vàng thế giới), nguyên nhân là giá vàng thế giới cao, tâm lý, cầu tăng cao, bất động sản đóng băng, sản xuất kinh doanh khó khăn, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ rủi ro… vàng trở thành nơi trú ẩn của tiền nhàn rỗi.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời lý do 'ngân hàng chỉ bán vàng, không mua lại'
sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 15:46
(CL&CS) - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, việc kiểm định chất lượng, hàm lượng vàng khi mua vào rất phức tạp. Bên cạnh đó, giá vàng thế giới diễn biến rất khó lường, doanh nghiệp phải cân nhắc để phòng ngừa rủi ro.
Ngân hàng NCB hoàn tiền cho hóa đơn thanh toán vào ngày 10 hàng tháng
sự kiện🞄Thứ sáu, 08/11/2024, 16:38
(CL&CS) - Chinh phục người tiêu dùng bởi sự tiện lợi và độ bảo mật cao, hình thức thanh toán hóa đơn không tiền mặt đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Người dân còn được hưởng lợi từ các chương trình chiết khấu, hoàn tiền khi lựa chọn thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại trên ứng dụng ngân hàng số.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.