Thứ tư, 05/05/2021, 15:45 PM

Trong tháng 5 và các tháng tiếp theo: Tiếp tục đề cao trách nhiệm, bám sát tình hình, chủ động, quyết liệt hành động thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

(CL&CS) - Với sự bùng phát dịch của các nước có chung đường biên giới và đã xuất hiện các ca lây nhiễm cộng đồng tại một số địa phương thì việc hoàn thành mục tiêu kép trong năm 2021 còn nhiều rủi ro, thách thức.

Đó là những nhận định đã được bàn đến trong phiên họp thường kỳ tháng 4/2021 của Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Đây là phiên họp Chính phủ thường kỳ đầu tiên sau khi Chính phủ kiện toàn nhân sự.

Tại phiên họp, báo cáo về  tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và bốn tháng đầu năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết dù dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021 tiếp tục phục hồi.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát. Các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm. Lãi suất ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức thấp, thu ngân sách khả quan.

Sản xuất kinh doanh có dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 18,65% kế hoạch.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm đạt tốc độ tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua, và tiếp tục xuất siêu 1,29 tỷ USD.

Các hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ. Công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân tiếp tục được bảo đảm.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021. Đây là lần thứ 3 Chính phủ hỗ trợ về thuế trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp phục hồi, có thêm nguồn lực cho sản xuất kinh doanh và tạo cơ hội phát triển.

TTKTXH-T4.2021-A4-02

Tuy nhiên, mức độ rủi ro, bất định còn cao. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tiếp tục gia tăng. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng chưa ổn định. Thị trường lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. An sinh xã hội gặp nhiều khó khăn.

Tại phiên họp này, các thành viên Chính phủ đã bàn đến một số vấn đề nổi lên gần đây khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tình huống xấu và khó lường, với sự bùng phát dịch của các nước có chung đường biên giới và trong nước đã xuất hiện các ca lây nhiễm cộng đồng tại một số địa phương.

Và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới có thể chịu ảnh vì thách thức từ bên ngoài vẫn đang hiện hữu, kinh tế thế giới còn rất bất định, rủi ro, và COVID-19 luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo.

Nếu dịch bệnh bùng phát trở lại, các quốc gia buộc phải thực hiện các biện pháp thắt chặt. Theo đó, chuỗi cung ứng vào các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, EU, v.v. cũng sẽ bị gián đoạn.

2

Bên cạnh đó rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng vắc-xin cũng chưa thể được loại trừ.

Tại cuộc họp, các thành viên Chính phủ cùng nhận định việc hoàn thành mục tiêu kép trong năm 2021 còn nhiều rủi ro, thách thức.

“Mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% là thách thức không nhỏ vì các động lực tăng trưởng cho nhiệm kỳ mới vẫn cần thời gian để định hình rõ nét, trong khi những động lực chính cho tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư tư nhân và FDI vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi diễn biến phức tạp của đại dịch trên phạm vi toàn cầu”, bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu.

a6

Trong nước, gia tăng rủi ro tài khóa khi Chính phủ đã phải chi nhiều hơn thu để kích thích phục hồi kinh tế,  rủi ro nợ xấu trong khu vực tài chính gia tăng, bên cạnh đó là rủi ro xã hội phát sinh do người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính.

Thủ tướng nhấn mạnh: tình hình đang đòi hỏi cần khẩn trương, quyết liệt hơn nữa để khống chế dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương trong tháng 5 và các tháng tiếp theo là tiếp tục đề cao trách nhiệm, bám sát tình hình, chủ động, quyết liệt hành động thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Để thực hiện mục tiêu kép đầy khó khăn và mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức, Bộ trưởng Dũng kiến nghị về định hướng điều hành kinh tế vĩ mô: quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng, hợp lý để duy trì đà phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

a7

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Chính phủ giao Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ khẩn trương rà soát các khó khăn, vướng mắc để đề xuất các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn của các dự án đầu tư trong cả nước.

Giải ngân đầu tư công vẫn tiếp tục là một giải pháp thúc đẩy tăng trưởng. Người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương để xử lý ngay những điểm nghẽn liên quan đến đầu tư công.

Đồng thờ gắn tiến độ thực hiện, giải ngân và hiệu quả dự án với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ thực hiện, coi đây là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong năm 2021.

a8
a9

Bộ trưởng Dũng cũng đề nghị Chính phủ giao Bộ Lao động, Thương binh và xã hội khẩn trương đưa ra  chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Đồng thời ngay trong tháng 5 phải báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo, đào tạo lại người lao động theo hướng giúp người lao động nâng cao kỹ năng, thích ứng tốt hơn trong bối cảnh hậu Covid-19 và cách mạng công nghiệp 4.0.

a10
a14

Hoàng Hiệp

Bình luận

Nổi bật

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:11

(CL&CS)- Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.