Thứ năm, 31/01/2019, 08:15 AM

Trái cây ngoại “đổ bộ” thị trường Tết

(NTD) - Thị trường Tết luôn hấp dẫn doanh nghiệp bởi sức tiêu thụ tăng mạnh. Nắm bắt nhu cầu chi mạnh tay cho các sản phẩm ngoại của người tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp đã nhập khẩu ồ ạt các loại trái cây ngoại để kinh doanh kiếm lời dịp này.

1

Trái cây ngoại được người tiêu dùng mạnh tay chi để trưng bày và làm quà biếu tặng ngày Tết. (Ảnh: Hiếu CT).

Tết Việt: Thị phần “béo bở” của trái cây nhập khẩu

Dù sản lượng và giá trị xuất khẩu trái cây Việt Nam ngày càng tăng với những con số ấn tượng qua từng năm, nhưng trái cây ngoại lại lấn lướt trái cây nội tại thị trường nội địa với sức mua và nhu cầu không hề nhỏ của hơn 90 triệu dân.

Trái cây ngoại có chất lượng đã chiếm lĩnh thị phần người tiêu dùng có thu nhập trung bình và cao tại các thành phố, đô thị lớn như: Hà Nội, TP.HCM…

Bà Thiện Mỹ, tiểu thương chợ Thị Nghè nói: “Người tiêu dùng bây giờ e dè với sản phẩm bán ở chợ lắm. Lúc nào họ cũng sợ mua phải hàng Trung Quốc, hàng nhiễm phân thuốc. Tiểu thương chúng tôi hiện nay khá khổ sở vì khách đều vào siêu thị, cửa hàng trái cây lớn để mua”.

Đặc biệt, dịp Tết người tiêu dùng sẵn sàng chi mạnh tay cho các sản phẩm chất lượng, sang trọng nhằm phục vụ các nhu cầu làm quà biếu tặng. Hiện nay, trái cây nhập từ các thị trường uy tín như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…đang là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt.

Từ nho mẫu đơn Nhật Bản được bán với giá từ 1,3 triệu đồng/kg đến vú sữa vàng, na dai Đài Loan có giá từ 500.000 đến vài triệu đồng/kg đều được người tiêu dùng mạnh tay chi. Tuy nhiên, Thái Lan và Hàn Quốc vẫn là 2 thị trường nhập khẩu trái cây hàng đầu vào Việt Nam quanh năm.

Sức tiêu thụ trái cây ngoại dịp Tết tăng 2-3 lần

Theo ông Trần Văn Thắng, Giám đốc thương hiệu trái cây nhập khẩu Oscar, lượng hàng nhập các loại trái cây ngoại của Oscar phục vụ cho thị trường Tết năm nay tăng 2-3 lần so với thời điểm khác của năm. “Những loại trái cây hút hàng dịp Tết là cherry Úc, và New Zealand, nho Mỹ và Nam Phi, dâu tây và hồng sấy Hàn Quốc cùng các loại hạt khô, bánh kẹo nhập khẩu” - ông Thắng cho biết thêm.

Nhiều cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu tại TP.HCM chia sẻ, lượng trái cây ngoại được đặt làm quà tặng dịp Tết tăng gấp 3, gấp 4 lần so với ngày thường và mức giá cũng tăng từ vài trăm ngàn đồng đến hàng triệu đồng/kg nhưng vẫn không đủ phục vụ bởi nhu cầu khách mua trực tiếp và đặt hàng online là rất lớn.

Bà Mai Thy, chủ một cửa hàng trái cây nhập khẩu trên đường Bạch Đằng, quận Bình Thạnh cho biết: “Dịp Tết giá các loại trái như nho Mỹ, cherry Úc tăng hơn ngày thường từ vài trăm ngàn đến 1 triệu đồng/kg nhưng khách vẫn đặt hàng nườm nượp”.

2
 

Vẫn còn nỗi lo nhập nhèm chất lượng

Dịp Tết trái cây ngoại không chỉ hút hàng tại các siêu thị, thương hiệu uy tín mà còn hút hàng tại các chợ. Tuy nhiên, người tiêu dùng khá lo ngại khi số lượng trái cây ngoại cũng được bày bán tràn lan với nhãn mác nhập nhèm, không rõ nguồn gốc.

“Giờ nhiều loại trái cây Trung Quốc gắn mác trái cây Mỹ, Hàn Quốc bán đầy ngoài chợ gây hoang mang cho người tiêu dùng” - chị Hoa ở chợ Bà Chiểu cho hay.

Rất khó để phân biệt được trái cây nhập khẩu từ Mỹ, Úc, Canada, New Zealand hay Trung Quốc. Bởi lẽ, hầu hết những sản phẩm này đều được bày bán ở các cửa hàng ngoài chợ, cũng có tem nhãn không khác gì sản phẩm bán trong siêu thị hay các cửa hàng chuyên bán trái cây nhập khẩu. Tuy nhiên, có một nghịch lý là trái cây nhập khẩu ở chợ giá bán lại rẻ hơn. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là khi ra thị trường hàng Trung Quốc được ẩn danh với cái mác mới là hàng Mỹ. Giá trái cây Trung Quốc thường rẻ hơn 2-3 lần so với sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam đang tìm giải pháp cải thiện tốt hơn nữa chất lượng của sản phẩm rau quả cùng với những chương trình Nhà nước triển khai về an toàn vệ sinh thực phẩm trên diện rộng ở các vùng cây ăn trái để có thành quả ổn định, chắc chắn hơn trong thời gian tới.

Người Việt chi hơn 100 tỷ đồng mỗi ngày mua trái cây ngoại

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến giữa tháng 12/2018, kim ngạch nhập khẩu rau quả vào Việt Nam đã đạt hơn 1,65 tỷ USD. Tính trung bình, mỗi ngày người Việt chi khoảng 4,7 triệu USD, tương đương 107 tỷ đồng, để mua trái cây nhập khẩu. Con số này tăng hơn 50% so với con số trung bình 70 tỷ đồng mỗi ngày của năm 2017.

Thái Lan đứng đầu trong các nước xuất trái cây sang Việt Nam với tỷ lệ 60%. Các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ... chia phần còn lại.

 Kim Ngọc

8
 

 

Bình luận

Nổi bật

Đắk Lắk: Đảm bảo nước sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Đắk Lắk: Đảm bảo nước sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:29

(CL&CS) - Tuần lễ có chủ đề “Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng biến đổi khí hậu”, được tổ chức từ ngày 29/4/2024 đến ngày 6/5/2024, có thể kéo dài đến ngày Môi trường thế giới (5/6/2024) và lồng ghép với các sự kiện và ngày lễ lớn khác.

Bộ Công an đề xuất quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Bộ Công an đề xuất quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:35

(CL&CS)- Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định kiểm tra nhà nước và đánh giá sự phù hợp chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an.

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên năng suất chất lượng cho thế hệ trẻ

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên năng suất chất lượng cho thế hệ trẻ

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:35

(CL&CS)- Mới đây tại Trung tâm Đào tạo Nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã diễn ra lễ bế mạc khóa đào tạo “Báo cáo viên Năng suất chất lượng”.