Thứ ba, 19/01/2021, 08:15 AM

TP.HCM: Ưu tiên bố trí quỹ đất cho hoạt động thể dục thể thao tại các dự án đô thị lớn

(CL&CS) - Đây là nội dung được đề cập trong đề án “Phát triển ngành thể dục - thể thao TP.HCM đến năm 2035”.

Văn phòng UBND TP.HCM thông báo kết luận của ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM tại cuộc họp về đề án “Phát triển ngành thể dục - thể thao TP.HCM đến năm 2035”.

Hiện nay, đất dành cho TDTT tại các dự án lớn rất ít

Hiện nay, đất dành cho TDTT tại các dự án lớn rất ít

Theo đó, tập trung rà soát, xác định tiêu chuẩn về đất dành cho thể dục thể thao trên địa bàn thành phố và chỉ tiêu đất về thể dục thể thao dành cho một người dân thành phố. Sở Quy hoạch - Kiến trúc có trách nhiệm bổ sung nội dung này là chỉ tiêu bắt buộc trong quy hoạch phát triển đô thị đối với các dự án lớn phải bố trí đất để xây dựng cơ sở vật chất thể dục thể thao, đồng thời nghiên cứu trong xây dựng quy hoạch chung và quy hoạch phân khu của thành phố cần ưu tiên lựa chọn bố trí địa điểm để phát triển cơ sở vật chất ngành thể dục thể thao như cụm Tây Bắc, Thành phố Thủ Đức, huyện Cần Giờ và huyện Bình Chánh… Nghiên cứu xây dựng và trình UBND thành phố một số đề án nhằm cụ thể hóa thực hiện đề án này.

Cụ thể, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất của ngành thể dục thể thao, trong đó, tập trung rà soát, phân loại, đề xuất sắp xếp, nâng cấp và liên kết khai thác các cơ sở vật chất thể dục thể thao của thành phố và các địa phương cùng các ngành để sử dụng có hiệu quả; đề án xã hội hóa phát triển cơ sở vật chất thể dục thể thao, trong đó, tập trung huy động tất cả các nguồn lực để người dân cùng chính quyền thành phố phát triển cơ sở vật chất thể dục thể thao.

Để cụ thể hóa đề án “Phát triển ngành thể dục thể thao TP.HCM đến năm 2035”, Sở VH-TT được giao nghiên cứu xây dựng 8 đề án nhỏ. Trong đó có các đề án: đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất của ngành thể dục thể thao, đề án xã hội hóa phát triển cơ sở vật chất thể dục thể thao, đề án phát triển các sự kiện thể dục thể thao thường niên, đề án phát triển các loại hình thể dục thể thao đỉnh cao, đề án phát triển thể dục thể thao trong trường học, đề án xây dựng chính sách hỗ trợ, đào tạo nhân tài thể dục thể thao.

Đối với một số dự án đầu tư TDTT hiện nay còn khó khăn, giao Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp chủ trì, phối hợp với Sở VH-TT hệ thống hóa và báo cáo, đề xuất UBND thành phố xem xét, giải quyết. Thời gian thực hiện trước ngày 1/4, có thể báo cáo chung hoặc báo cáo cụ thể từng dự án, đặc biệt là cơ chế chính sách cần tập chung tháo gỡ và các dự án trọng điểm phải hoàn thành trong thời gian cụ thể.

TL

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43

(CL&CS) - Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2025.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - Âu

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - Âu

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:54

(CL&CS) - Dự kiến, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam mở tuyến liên vận quốc tế để khai thác hiệu quả tuyến này.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án'

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án'

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01

(CL&CS) - Thảo luận tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sáng 13/11, giáo sư Hoàng Văn Cường (nguyên Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng thành công xây dựng đường dây 500kV mạch ba cho thấy để triển khai nhanh, hiệu quả bắt buộc phải làm chủ công nghệ.