Thứ tư, 07/07/2021, 08:36 AM

TP.HCM: Lên phương án ngưng hoạt động các chợ đầu mối nhưng vẫn đảm bảo cung ứng thực phẩm

(CL&CS) - Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, số ca mắc và nghi mắc Covid-19 tại các chợ đầu mối trên địa bàn hiện nay là rất lớn, hiện đang lên phương án ngưng hoạt động tại các chợ này nhưng vẫn đảm bảo nguồn cung lương thực phẩm cho người dân.

TP.HCM đảm bảo cung ứng hàng hóa, thực phẩm cho người dân.

TP.HCM đảm bảo cung ứng hàng hóa, thực phẩm cho người dân.

Chiều ngày 6/7 tại cuộc họp giữa Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM với các Sở ban ngành địa phương, đã tính đến phương án tạm dừng các chợ đầu mối trên địa bàn thành phố. Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế cho biết tình hình dịch bệnh tại thành phố đang diễn biến hết sức phức tạp. Dịch bệnh ở các khu nhà trọ, khu công nghiệp, chợ truyền thống đang rất phức tạp, xu hướng lây nhiễm trong cộng đồng ngày càng gia tăng.

Cũng theo ông Bỉnh, từ đầu đợt dịch lần thứ 4 đến ngày 5/7 có khoảng 800 ca trong cộng đồng thì hiện con số này đã tăng lên 900 ca. Từ những ca điểm này, chúng ta phát hiện các bệnh nhân khác ở nhà trọ, khu công nhân, buôn bán, qua các chợ đầu mối và chợ truyền thống. Về các biện pháp triển khai, ông Bỉnh cho biết đã thực hiện các biện pháp quyết liệt, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo chỉ thị 10 của UBND TP.HCM. 

Hiện các chợ không đảm bảo an toàn phòng chống dịch đã dừng hoạt động như chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền. Sắp tới, TP sẽ tính toán, xem xét chợ Thủ Đức nếu không đảm bảo điều kiện, cũng dừng. Tại các khu công nghiệp, TP yêu cầu phải đảm bảo tiêu chí phòng chống dịch, chia ca làm việc, giảm số lượng công nhân để đáp ứng yêu cầu, nếu không đảm bảo thì dừng hoạt động

Tuy nhiên, để bảo đảm nguồn cung cấp chủ lực lương thực, thực phẩm thiết yếu hàng ngày cho người dân trên địa bàn TP.HCM, không để chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, gây thiếu hụt nguồn hàng, biến động giá cả, song song với việc siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trong giai đoạn cao điểm hiện nay, Sở Công Thương đã tập trung kích hoạt các kịch bản, phương án tạo nguồn hàng thiết yếu, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa.

Sở Công Thương TP.HCM đề nghị UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, Ban Quản lý các chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến các thương nhân, nhân dân trên địa bàn chuyển sang các hình thức giao dịch khác, như tổ chức bán hàng qua điện thoại, trực tuyến, bán hàng theo đơn đặt hàng… và các hình thức phù hợp khác nhằm giảm tiếp xúc trực tiếp, bảo đảm các biện pháp an toàn trong hoạt động mua bán hàng hóa.

Về nguồn cung ứng hàng hóa cho thị trường, bên cạnh việc tổ chức duy trì nguồn cung ứng hàng hóa từ các tỉnh, TP.HCM một cách an toàn, lưu thông thông suốt, Sở Công Thương tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường, vận hành ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa gồm các kênh phân phối hiện đại và truyền thống.

Trong đó, tăng cường năng lực cung ứng của các chợ truyền thống, hệ thống phân phối hiện đại Sở Công Thương TP.HCM đang chủ trì, phối hợp các hệ thống phân phối lớn, các doanh nghiệp bình ổn thị trường chủ lực tổ chức các điểm bán hỗ trợ cho những địa bàn có các điểm bán phải tạm ngưng hoạt động. Ngoài ra, phối hợp với các hiệp hội ngành nghề tổ chức các chương trình phân phối hàng hóa đến tận tay người dân các vùng cách ly, vùng phong tỏa thông qua triển khai các Chương trình Siêu thị Mini 0 đồng, Chợ nghĩa tình.

Sở Công Thương TP.HCM cũng đã thống nhất với các sở, ngành tỉnh Tây Ninh về giải pháp bố trí vùng đệm trung chuyển để nối lại giao thương hàng hoá nông sản thực phẩm giữa Tây Ninh và TP.HCM. Theo đó, hàng hóa từ Tây Ninh đến TP.HCM sẽ được tập kết tại 1 khu đất trống khoảng 1 ha, gần cổng chào Suối Sâu, giáp ranh 2 huyện Củ Chi và Trảng Bàng, để thực hiện khử khuẩn hàng hóa và phương tiện; đồng thời đề xuất 3 phương án bố trí, trung chuyển hàng hóa.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Loạt chính sách mới về bất động sản chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024

Loạt chính sách mới về bất động sản chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 16:21

Hàng loạt các chính sách về bất động sản mới, nổi bật sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024, trong đó, nổi bật như việc phân loại các dự án BĐS hay quy định về hỗ trợ tái định cư trong cụm công nghiệp...

Cập nhật tiến độ các dự án trọng điểm là 'bàn đạp' để Đà Lạt trở thành thành phố thông minh

Cập nhật tiến độ các dự án trọng điểm là 'bàn đạp' để Đà Lạt trở thành thành phố thông minh

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 14:11

Đây đều là những dự án trọng điểm trong việc xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh.

Huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình sắp trở thành khu kinh tế tổng hợp quy mô hơn 53.000ha​

Huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình sắp trở thành khu kinh tế tổng hợp quy mô hơn 53.000ha​

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 13:50

Địa phương này của tỉnh Hòa Bình sẽ được quy hoạch là vùng huyện “Phát triển kinh tế tổng hợp, thương mại - dịch vụ, nông lâm thủy sản giá trị cao, công nghiệp địa phương; phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa cộng đồng và sinh thái của tỉnh Hòa Bình”.