Thứ năm, 09/05/2024, 08:06 AM

TP. HCM xây 4 nút giao 13.400 tỷ đồng phá vỡ 'thế độc đạo' của các tuyến cao tốc

Những con đường cao tốc thiếu nút giao và đường nối khiến việc di chuyển của người dân gặp khó khăn và tốn kém. Vì vậy, TP. HCM đã có quyết định thực hiện 4 nút giao này.

Chủ tịch UBND TP.HCM vừa giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 4 nút giao gồm: nút giao kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành với QL 50; nút giao kết nối đường cao tốc Bến Lức - Long Thành với đường Rừng Sác; nút giao thông Gò Công và nhánh nối đường Xa lộ Hà Nội đến nút giao Gò Công trên Vành đai 3; nút giao Gò Dưa đến cao tốc TP. HCM - Chơn Thành. Tổng số vốn đầu tư của 4 dự án nút giao này là 13.400 tỷ đồng.

Nút giao Gò Công đến đường Võ Nguyên Giáp

Empty

Phối cảnh nút giao Gò Công - Võ Nguyên Giáp. 

Theo Sở GTVT, trong phạm vi dự án đường Vành đai 3 trên địa bàn TP. Thủ Đức khoảng 14,73km hiện chỉ có một nút giao thông khác mức (nút giao cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây) và một lối ra vào Vành đai 3 là khu vực cảng ICD Long Bình, cùng với nút giao Tân Vạn (tỉnh Bình Dương). Thế "độc đạo" ít nhánh này của cao tốc khiến cho việc di chuyển của người dân về các tỉnh thành khó khăn và tốn kém.

Do đó, TP. HCM sẽ đầu tư hoàn chỉnh nút giao thông Gò Công trên Vành đai 3 và đường nối từ nút giao Gò Công đến đường Võ Nguyên Giáp (trước đây là Xa lộ Hà Nội).

Theo đề xuất, xây mới tuyến đường từ nút giao Gò Công đến đường Võ Nguyên Giáp dài 5,9km. Dự án giải phóng mặt bằng một lần rộng 67m (từ Gò Công đến đường Lê Văn Việt), làm trước 4 làn xe hai bên (để trống ở giữa 27,5m dự phòng mở rộng sau này). Đồng thời, thực hiện dự án xây dựng cầu vượt nút giao Lê Văn Việt, nút giao Gò Công.

Tổng mức đầu tư hơn 8.500 tỷ đồng, trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 4.498 tỷ đồng. Dự án được đề xuất đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), vốn ngân sách tham gia dự án khoảng 3.500 tỷ đồng, nhà đầu tư huy động khoảng 5.000 tỷ đồng. Dự án dự kiến triển khai giai đoạn 2024-2027.

Nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành với đường Rừng Sác

Empty

Khu vực nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành với Quốc lộ 50. Ảnh: Hữu Chánh

Hiện nay, đường Rừng Sác là đường bộ độc đạo kết nối trung tâm TP. HCM, tỉnh Đồng Nai và khu vực lân cận đến huyện Cần Giờ, việc kết nối giao thông đến huyện Cần Giờ chủ yếu thông qua hệ thống giao thông đường thủy.

Sau khi đường Vành đai 3 khép kín và cao tốc Bến Lức – Long Thành hoàn thành sẽ tạo ra trục giao thông chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để tăng cường khả năng kết nối, phát triển kinh tế xã hội huyện Cần Giờ, TP. HCM dự kiến bố trí khoảng 2.400 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nút giao đường Rừng Sác với cao tốc Bến Lức - Long Thành, triển khai giai đoạn 2024-2030.

Nút giao này khi hoàn thành giúp tăng cường kết nối, phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ, đặc biệt khi hình thành Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, việc kết nối Cần Giờ - TP. HCM và Đồng Nai, các tỉnh trong khu vực qua đường cao tốc.

Đường dẫn cao tốc TP. HCM - Chơn Thành

tphcm xây dựng 4 nút giao (1)

Cao tốc TP. HCM - Chơn Thành. Ảnh minh họa.

Tháng 12/2023, HĐND tỉnh Bình Dương đã có nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư đường nối với cao tốc TP. HCM - Chơn Thành.

Đoạn qua TP. HCM kết nối từ nút giao Gò Dưa - Vành đai 2 đến ngã ba Độc Lập (giáp với tỉnh Bình Dương) sẽ được nâng cấp mở rộng chuyển thành đường dẫn cao tốc. Sau đó kết nối với đường Vành đai 3 TP. HCM (thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương).

Đoạn đường dẫn này có tổng chiều dài khoảng 1,65km, rộng 60m, từ nút giao Gò Dưa đi dọc theo Tỉnh lộ 43 (TP. Thủ Đức) khoảng 800m, sau đó rẽ phải theo đường ĐT.743. Con đường này đảm bảo kết nối đồng bộ với đoạn đường dẫn qua tỉnh Bình Dương.

Vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng từ ngân sách TP, triển khai giai đoạn 2024-2028.

Nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành với Quốc lộ 50

Cao-Toc-Ben-Luc-Long

Cao tốc Bến Lức - Long Thành băng qua đường Rừng Sác không có điểm kết nối. Ảnh: Hữu Chánh.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài gần 58km nối Long An, TP. HCM , Đồng Nai. Đoạn cao tốc đi qua TP. HCM dài gần 25km nhưng chỉ có 2 điểm kết nối.

Trong đó, nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành với Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh), gồm cầu vượt trên tuyến và đoạn kết nối đường đầu cầu chỉ 4 làn xe. Trong khi dự án mở rộng Quốc lộ 50 do TP. HCM đang triển khai có quy mô 6 làn xe. Điều này có thể phát sinh tình trạng "thắt cổ chai" gây ách tắc.

Chính vì vậy, việc đầu tư nút giao Quốc lộ 50 với cao tốc được Sở GTVT TP. HCM đánh giá rất cấp bách để hoàn thiện kết nối các tuyến đường thành phố với cao tốc và giải tỏa lưu lượng xe ngày càng tăng trong tương lai.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ điều chỉnh thiết kế, thực hiện đầu tư cầu vượt trên Quốc lộ 50 và đường đầu cầu đảm bảo 6 làn xe đồng bộ với dự án mở rộng Quốc lộ 50.

Phía TP. HCM sẽ chi khoảng 573 tỷ đồng đầu tư hoàn chỉnh nút giao Quốc lộ 50 với cao tốc bằng các dự án riêng. Tiến độ dự kiến thông qua chủ trương đầu tư công quý III/2023; phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi quý IV/2023; khởi công quý III/2024, hoàn thành 2027.

Ngọc Trà

Bình luận

Nổi bật

Kỳ lạ khu đất nằm 'cửa ngõ' Thủ đô Hà Nội nhưng người dân phải 'xuống tiền' để mua điện và nước

Kỳ lạ khu đất nằm 'cửa ngõ' Thủ đô Hà Nội nhưng người dân phải 'xuống tiền' để mua điện và nước

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 23:06

Đây là tình trạng xảy ra trong vòng 4 năm qua, người dân vẫn đang khổ sở phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua điện và nước.

Aeon Mall Biên Hòa gặp khó, chính quyền phản ứng ra sao?

Aeon Mall Biên Hòa gặp khó, chính quyền phản ứng ra sao?

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 21:42

Theo quy hoạch, dự án Aeon Mall Biên Hòa được phân kỳ thành 2 giai đoạn đầu tư.

Luật Đất đai 2024 được áp dụng, có bắt buộc phải đổi sổ đỏ, sổ hồng?

Luật Đất đai 2024 được áp dụng, có bắt buộc phải đổi sổ đỏ, sổ hồng?

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 21:42

Sau khi Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực, không ít người dân thắc mắc liệu có bắt buộc phải đổi sổ đỏ, sổ hồng hay không, đặc biệt khi Bộ TN&MT đề xuất mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.