TP. HCM 'hiến kế' để nhà đầu tư hứng thú với nhà ở xã hội
Theo HoREA, đây sẽ là cơ chế, chính sách hợp tình hợp lý nhằm bảo đảm tính khả thi của các dự án nhà ở xã hội để thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia phát triển loại hình nhà ở xã hội.
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng liên quan đến Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Theo đó, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho biết, Hiệp hội rất hoan nghênh Bộ Xây dựng đã cầu thị, tiếp thu nhiều ý kiến góp ý để xây dựng "dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội" (gọi tắt là Dự thảo Nghị định).
HoREA cũng đã có văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo này do vẫn còn một số quy định chưa sát với thực tiễn.
Theo ông Lê Hoàng Châu, dự thảo Nghị định cần khuyến khích các nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội đối với trường hợp Nhà nước thực hiện đấu thầu quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội hoặc trường hợp nhà đầu tư thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Cụ thể, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà thửa đất, khu đất chỉ có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 hoặc trường hợp nhà đầu tư đang có quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, đây sẽ là cơ chế, chính sách hợp tình hợp lý nhằm bảo đảm tính khả thi của các dự án nhà ở xã hội để thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia phát triển loại hình nhà ở này.
Đồng thời, Hiệp hội nhận thấy, trường hợp Nhà nước thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội mà thửa đất, khu đất có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không áp dụng quy định chủ đầu tư dự án được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn về quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, nhà đầu tư khi trúng thầu sẽ có trách nhiệm thực hiện dự án nhà ở xã hội theo đúng quy hoạch chi tiết 1/500 này, có nghĩa nhà đầu tư phải tuân thủ đúng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất của dự án đã được xác định theo đồ án quy hoạch chi tiết 1/500.
Liên quan đến loại hình nhà ở xã hội, trước đó Bộ Xây dựng giao TP. HCM hoàn thành 12.800 căn nhà ở xã hội, Hà Nội xếp sau với chỉ tiêu hoàn thành 6.750 căn trong năm nay.
Cũng trong năm 2024, Chính phủ đề ra mục tiêu xây dựng 130.000 căn nhà ở xã hội, trong đó các địa phương trên cả nước mới chỉ đăng ký sẽ hoàn thành khoảng 47.000 căn nhà ở xã hội trong năm nay. Việc chậm triển khai xây dựng loại hình nhà ở xã hội thời gian qua được đánh giá một phần nguyên nhân do còn chưa có cơ chế mạnh để thu hút nhà đầu tư.
Quốc Chiến
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.