TP. HCM đầu tư 4 nút giao 'cởi trói' cho 2 giao lộ 6,7 con đường chồng chéo
Thành phố sẽ ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2024-2028 4 nút giao này để giải quyết ùn tắc giao thông và cải thiện hạ tầng giao thông đô thị.
TP. HCM dự kiến xây dựng cầu vượt tại các nút giao lớn tại các quận trung tâm thành phố như ngã bảy Điện Biên Phủ, ngã sáu Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị nhằm giảm ùn tắc giao thông. Đây là nhóm dự án trọng điểm vừa được Sở Giao thông Vận tải TP. HCM đề xuất UBND thành phố ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2024-2028, với mỗi công trình có kinh phí khoảng 400 tỷ đồng từ ngân sách thành phố.
Ngã bảy Điện Biên Phủ - Ngô Gia Tự - Lý Thái Tổ - Lê Hồng Phong (quận 3, quận 10) và ngã sáu Nguyễn Tri Phương - Ngô Gia Tự - Nguyễn Chí Thanh (quận 5, quận 10) là hai nút giao lớn ở nội đô thành phố. Hai nút giao này có dạng vòng xoay, ở giữa là tượng đài Công Nhân và An Dương Vương. Hiện nay, mật độ xe tại các đường dẫn vào các nút giao ngày càng lớn, gây ùn tắc thường xuyên.
Ngã sáu Nguyễn Tri Phương Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị. Ảnh chụp từ vệ tinh
Cầu vượt tại hai khu vực này sẽ bao gồm các nhánh băng qua nút giao, giúp giảm giao cắt như hiện nay. Hướng đi của các nhánh cầu sẽ được tính toán phù hợp khi bước vào giai đoạn nghiên cứu cụ thể của các dự án. Trước đây, TP. HCM đã dự tính đầu tư cầu vượt thép tại hai nút giao này nhưng chưa triển khai do thiếu vốn và cần nghiên cứu để hạn chế ảnh hưởng mỹ quan.
Cùng với hai con đường trên, Sở GTVT cũng đề xuất sớm xây dựng cầu vượt tại nút giao Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị, quận Gò Vấp. Cầu vượt này dự kiến dài 500m, rộng 2-4 làn, cho phép xe lưu thông hai chiều theo hướng đường Nguyễn Oanh băng qua đường Phan Văn Trị.
Ngoài ra, ở ngoại thành, cầu vượt cũng được dự kiến đầu tư tại nút giao Quốc lộ 1 - đường số 7 - đường số 8 (quận Bình Tân) theo hai phương án cầu vượt hoặc hầm chui. Công trình này sẽ dài khoảng 400m, rộng 2-4 làn, xe chạy hai chiều.
Ngã bảy Điện Biên Phủ - Ngô Gia Tự - Lý Thái Tổ - Lê Hồng Phong. Ảnh chụp từ vệ tinh
Bên cạnh đó, nhiều nút giao quan trọng khác cũng được ngành giao thông thành phố đề xuất đầu tư trước năm 2030, như nút giao Bốn Xã giáp quận Bình Tân và Tân Phú với tổng vốn gần 2.400 tỷ đồng; nút giao giữa cao tốc Bến Lức - Long Thành với Quốc lộ 50 (huyện Nhà Bè) và đường Rừng Sác (huyện Cần Giờ) với mức vốn dự kiến lần lượt là 573 tỷ đồng và 2.400 tỷ đồng.
Việc đầu tư xây dựng cầu vượt tại các nút giao trọng điểm này thể hiện quyết tâm của TP. HCM trong việc giảm ùn tắc giao thông và cải thiện hạ tầng giao thông đô thị.
Khuê Vân
Bình luận
Nổi bật
Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Halal bằng lòng tin và chất lượng
sự kiện🞄Thứ năm, 31/10/2024, 09:15
(CL&CS) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với khả năng xuất khẩu trên 50 tỷ USD nông sản mỗi năm cùng với việc đã xây dựng được các chuỗi cung ứng là lợi thế để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến nhanh vào thị trường Halal.
Kết nối giao thương để phát triển thị trường thủ công mỹ nghệ
sự kiện🞄Thứ tư, 30/10/2024, 15:21
(CL&CS) - Thực tế triển khai 14 kỳ Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội (Hanoi Giftshow) cho thấy, việc tăng cường kết nối giao thương là một trong những hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ (TCMN), làng nghề trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
sự kiện🞄Thứ ba, 29/10/2024, 14:13
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1279/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.