Chủ nhật, 13/10/2024, 10:57 AM

Tỉnh sở hữu khu kinh tế mở đầu tiên của Việt Nam sẽ đón thành phố thứ 3 trước năm 2030

Để trở thành thành phố thứ 3 của tỉnh, địa phương đặt ra lộ trình phát triển theo từng giai đoạn với các cơ chế chính sách phù hợp với từng giai đoạn.

Thị xã Điện Bàn, đô thị trung tâm phía Bắc tỉnh Quảng Nam đang hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

Theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng thị xã Điện Bàn giai đoạn 2030 và tầm nhìn 2045, thị xã sẽ phát triển theo hướng đô thị loại III và trở thành động lực kinh tế phía Bắc tỉnh Quảng Nam. Điện Bàn sẽ gắn kết chặt chẽ với trung tâm du lịch sinh thái biển miền Trung, TP. Đà Nẵng và khu đô thị cổ Hội An, đồng thời phát triển thành đô thị sinh thái hiện đại, với không gian đặc khu ven biển và ven sông, phát triển bền vững. Thị xã cũng đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hóa và du lịch, đồng thời phát triển tiềm năng tài chính và nguồn nhân lực, kết nối với các trung tâm giáo dục - đào tạo chất chất lượng cao, phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Thị xã Điện Bàn được quy hoạch trở thành đô thị kết nối. Ảnh: Báo Quảng Nam

Thị xã Điện Bàn được quy hoạch trở thành đô thị kết nối. Ảnh: Báo Quảng Nam

Theo UBND thị xã Điện Bàn, phạm vi lập chương trình phát triển đô thị của thị xã sẽ bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính 20 đơn vị hành chính.

Trong đó, 12 phường nội thị và 8 xã ngoại thị quy mô 216,32km2 có ranh giới phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Đại Lộc, phía Nam giáp huyện Duy Xuyên và TP. Hội An, phía Bắc giáp TP. Đà Nẵng.

Phạm vi đánh giá theo tiêu chuẩn để Điện Bàn trở thành đô thị loại III sẽ bao gồm khu vực nội thị với 12 phường Điện An, Điện Dương, Điện Nam Bắc, Điện Nam Đông, Điện Nam Trung, Điện Ngọc, Vĩnh Điện, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện Minh, Điện Phương; khu vực ngoại thị với 8 xã Điện Hòa, Điện Hồng, Điện Phong, Điện Quang, Điện Thọ, Điện Tiến, Điện Trung.

Thị xã Điện Bàn nỗ lực trở thành đô thị loại III. Ảnh minh họa

Thị xã Điện Bàn nỗ lực trở thành đô thị loại III. Ảnh minh họa

Để đạt được tiêu chí trở thành đô thị loại III, UBND thị xã cần thiết phải xây dựng lộ trình phát triển đô thị Điện Bàn theo từng giai đoạn. Trước mắt, thị xã cần tập trung đầu tư xây dựng các dự án có các cơ chế chính sách phù hợp cho đô thị.

Theo lộ trình, đến năm 2030, thị xã Điện Bàn sẽ xây dựng và phát triển địa bàn trên cơ sở 12 phường và 8 xã hiện nay đảm bảo đủ các tiêu chuẩn của đô thị loại III. Đến năm 2045, thị xã tiếp tục nâng cao các tiêu chí đô thị loại III cho toàn thị xã.

Tầm nhìn đến năm 2050, Điện Bàn phát triển toàn diện trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, trở thành thành phố trực thuộc thứ 3 của tỉnh (sau TP. Tam Kỳ và TP. Hội An). Theo dự báo, dân số thị xã vào năm 2030 sẽ đạt khoảng 262.000 người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức từ 10 - 15%/năm, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 66%.

Bên cạnh các giải pháp lồng ghép trong đầu tư xây dựng, thị xã Điện Bàn sẽ triển khai các chương trình, đề án nhằm đề ra cụ thể các chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện để hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, phát huy các tiềm năng và lợi thế; khai thác tối ưu hiệu quả tài nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị.

Quảng Nam là một tỉnh ven biển nằm ở cực bắc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Ngày 10/7/1999, Bộ Chính trị ban hành Thông báo số 232-TB/TW chọn khu vực Chu Lai, tỉnh Quảng Nam để xây dựng khu kinh tế mở đầu tiên của cả nước và chủ trương này được khẳng định một lần nữa trong thông báo số 79-TB/TW (ngày 27/9/2002). Để cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị, ngày 05/6/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, chính thức xác lập mô hình khu kinh tế ven biển đầu tiên tại Việt Nam.

Chi Chi

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.