Chủ nhật, 24/12/2023, 19:44 PM

Tiêu chuẩn và chứng nhận là chìa khóa để doanh nghiệp Việt tham gia thị trường Halal

(CL&CS)- Đạt các tiêu chuẩn, chứng nhận Halal có nghĩa là sản phẩm được chấp nhận, được cho phép, bao hàm: sản phẩm tốt, tinh khiết, lành mạnh, vệ sinh, đảm bảo tốt cho người tiêu dùng.

Thị trường Halal được đánh giá là thị trường tiềm năng và là cơ hội cho Việt Nam trong phát triển ngành công nghiệp Halal. Theo phân tích của Trung tâm phát triển Halal (Malaysia), thị trường Halal toàn cầu đạt 3000 tỷ USD năm 2020 và ước tính đạt 5000 tỷ USD năm 2030. Dự báo mức tăng của từng khu vực cụ thể như sau: Khu vực Bắc Mỹ: dự kiến tăng 50%, đạt 300 triệu USD năm 2030; Khu vực Châu Âu và lục địa Á – Âu: dự kiến tăng 67%, đạt 500 triệu USD năm 2030; Khu vực châu Á Thái Bình Dương: dự kiến tăng 75%, đạt 2800 triệu USD năm 2030; Khu vực Trung Đông và Bắc Phi: dự kiến tăng 50%, đạt 1200 triệu USD năm 2030; Khu vực Tiểu sa mạc Sahara – Châu Phi: dự kiến tăng 100%, đạt 400 triệu USD năm 2030.

201223_0401025

Tiêu chuẩn và chứng nhận là chìa khóa để doanh nghiệp Việt tham gia thị trường Halal

So với các nước trong khu vực, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Halal, đặc biệt Chính phủ Việt Nam cũng rất quan tâm tới việc khai mở và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam gặp phải một số khó khăn nhất định đối với sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Halal như chi phí đầu tư cao, thông tin về văn hóa thị trường Halal, tiêu chuẩn Halal chưa nhiều,...

Theo TS. Hà Minh Hiệp, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng(TĐC) cho biết: Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào thị trường Halal là nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước quan tâm, giao phó. Ông mong muốn đại diện Đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế cung cấp thông tin liên quan cần thiết, để hỗ trợ Việt Nam tham gia thị trường Halal các nước. Đó chính là 'chìa khóa' để doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường Halal.

Do đó, các doanh nghiệp, đơn vị liên quan sử dụng các ‘chìa khóa’ đó trên cơ sở khoa học, thực tiễn để Việt Nam thực sự hội nhập được vào ngành công nghiệp Halal trên thế giới, đồng thời các nước cũng có thể dựa vào các ‘chìa khóa’ đó để tin tưởng đầu tư, phát triển thị trường Halal tại Việt Nam.

Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin chính xác về yêu cầu tiêu chuẩn Halal của các thị trường cũng như yêu cầu về chứng nhận Halal, thời gian trước mắt, Tổng cục TĐC sẽ thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia. Đây sẽ là cơ quan chứng nhận chính thức của quốc gia cung cấp các dịch vụ chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn Halal; tổ chức, đào tạo, tập huấn về các tiêu chuẩn, yêu cầu Halal cho tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với thị trường xuất khẩu của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Halal nhằm đối thoại chính sách, tăng cường cung cấp thông tin thị trường cho hiệp hội, doanh nghiệp, đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Tổng cục TĐC sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện bộ tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm, dịch vụ Halal trên cơ sở hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước nhập khẩu. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thông tin, hiểu yêu cầu quy định đối với thị trường và sản phẩm, dịch vụ Halal.

201223_0401013

Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa QUACERT và IAMES

Việt Nam đã ban hành 05 tiêu chuẩn quốc gia TCVN lĩnh vực Halal (TCVN 12944:2020 Thực phẩm Halal - Yêu cầu chung; TCVN 13708:2023 Thực hành nông nghiệp tốt đối với cơ sở sản xuất Halal; TCVN 13709:2023 Thức ăn chăn nuôi Halal; TCVN 13710:2023 Thực phẩm Halal - Yêu cầu đối với giết mổ động vật; TCVN 13888:2023 Đánh giá sự phù hợp -Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ Halal).

Các tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở hài hòa với tiêu chuẩn phổ biến như: Tiêu chuẩn CODEX CXG 24-1997 General Guidelines for Use of the Term Halal, Tiêu chuẩn Malaysia MS 1500:2019 Halal Food - Yêu cầu chung, GSO 2215:2012, Thực hành nông nghiệp tốt (Tiêu chuẩn khu vực vùng Vịnh), UAE.S 2055 -1:2015 sản phẩm Halal - Phần 1 - Yêu cầu chung đối với thực phẩm Halal (Tiêu chuẩn Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất).

Thị trường Halal là cách gọi về thị trường khu vực Hồi giáo. Đạt các tiêu chuẩn, chứng nhận Halal có nghĩa là sản phẩm được chấp nhận, được cho phép, bao hàm: sản phẩm tốt, tinh khiết, lành mạnh, vệ sinh, đảm bảo tốt cho người tiêu dùng.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:08

(CL&CS) - Ban Cơ yếu Chính phủ đang lấy ý kiến về quy định, tiêu chuẩn liên quan đến kỹ thuật mật mã và mã khối MKV.

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 10:15

(CL&CS) - Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp đảm bảo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời đại cạnh tranh toàn cầu.

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:00

(CL&CS) - Vào tháng 1 năm 2024, Tiến sĩ Sung Hwan Cho (Hàn Quốc) đảm nhận vị trí mới là Chủ tịch ISO. Trong thông điệp chào mừng, ông chia sẻ suy nghĩ của mình về cách ISO có thể tăng cường phạm vi tiếp cận của mình để ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện tại và trọng tâm trong nhiệm kỳ của ông trong hai năm tới.