Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

(CL&CS) - Thời gian qua, thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội, như cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh; quảng bá, phát triển thị trường; phát triển nguồn nhân lực... Qua đó, có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế Thành phố, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp, phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

265 sản phẩm đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực

Xác định công nghiệp chủ lực đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển công nghiệp, thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 26/1/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025; Quyết định số 4303/QĐ-UBND ngày 24/9/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2

Các doanh nghiệp Thủ đô mtiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực

Bên cạnh đó, Thành phố cũng đã tổ chức khởi công, động thổ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 28/43 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập giai đoạn 2018 - 2020, tạo mặt bằng thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp tham gia các chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng trong nước và quốc tế; thúc đẩy các dự án hợp tác đầu tư, sản xuất và hình thành tổ hợp Techno Park Việt Nam - Nhật Bản về lĩnh vực hàng không, vũ trụ tại Khu công nghiệp Hanssip Hà Nội và chuỗi các khu công nghiệp Hanssip tại Việt Nam…

Thực hiện chỉ đạo của Thành phố, Sở Công Thương cũng đã triển khai Kế hoạch thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn Thành phố, giai đoạn từ năm 2021 - 2024 và thu hút được hàng trăm doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình.

Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Nguyễn Kiều Oanh, giai đoạn 2018 - 2024, Thành phố đã công nhận tổng số 265 sản phẩm đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội. Trong đó, riêng năm 2024, Thành phố đã công nhận 63 sản phẩm của 35 doanh nghiệp, đơn vị… Riêng tháng 12 vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ tôn vinh trao danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024 cho 36 sản phẩm của 25 doanh nghiệp, trong đó, 10 sản phẩm được công nhận TOP 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực. Trong đó, một số sản phẩm nổi bật của các doanh nghiệp phải kể đến như: Kỹ thuật Công nghiệp Á Châu, Nhựa Hà Nội, Eurowindow, May 10, MISA, Nutricare, VICOSTONE, Sunhouse, Khóa Việt Tiệp…

Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh khẳng định: "Đây là những sản phẩm bảo đảm tính cạnh tranh cao, phát huy được giá trị, định hướng cho các sản phẩm cùng loại, góp phần khẳng định uy tín sản phẩm, nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và nước ngoài".

Tiếp tục khẳng định chất lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực

Là một trong những doanh nghiệp có sản phẩm đã lọt TOP 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024, Phó Tổng Giám đốc Công ty CADI-SUN Huỳnh Tấn Quyền cho biết, doanh nghiệp khi tham gia chương trình nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của thành phố Hà Nội, nhất là các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, đưa sản phẩm công nghiệp vào các chuỗi cung ứng. “Về phía doanh nghiệp, chúng tôi hiểu rằng cần phải có trách nhiệm, nỗ lực và đổi mới nhiều hơn nữa để phát huy vai trò tiên phong, đóng góp tích cực cho sự phát triển của kinh tế Thủ đô”, ông Quyền nhấn mạnh.

Trước nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc xây dựng, phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, đại diện Sở Công Thương Hà Nội đánh giá, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực ngày càng thể hiện và khẳng định được vai trò tiên phong, trụ đỡ và là động lực cho phát triển công nghiệp Thủ đô; có tác động lan tỏa mạnh đến kinh tế Thành phố, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp và phù hợp chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia chương trình sản phẩm công nghiệp chủ lực cũng đã nỗ lực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, nhất là ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao mức độ tự động hóa, thực hiện chuyển đổi số, xây dựng mô hình nhà máy thông minh (Smart Factory).

“Vì vậy những sản phẩm được công nhận đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội bảo đảm tính cạnh tranh cao, phát huy được giá trị truyền thống, định hướng cho các sản phẩm cùng loại, góp phần khẳng định uy tín sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước”, bà Nguyễn Kiều Oanh nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội Nguyễn Công Cường cho biết, danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực chỉ có hiệu lực trong hai năm, sau đó phải công nhận lại. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục nỗ lực khẳng định chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm. Danh hiệu này còn góp phần giúp khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp, tạo niềm tin với đối tác, khách hàng…

Theo Lao động thủ đô

Bình luận

Nổi bật

Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

sự kiện🞄Thứ hai, 06/01/2025, 15:23

(CL&CS) - Thời gian qua, thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội, như cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh; quảng bá, phát triển thị trường; phát triển nguồn nhân lực... Qua đó, có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế Thành phố, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp, phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng dự kiến tăng 80% trong năm 2025

Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng dự kiến tăng 80% trong năm 2025

sự kiện🞄Thứ hai, 06/01/2025, 14:52

Theo nhận định của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS), kết thúc năm 2024, nguồn cung trên thị trường bất động sản (BĐS) du lịch, nghỉ dưỡng có cải thiện nhưng không đáng kể. Dù vậy, bước sang năm 2025, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có tín hiệu tích cực hơn, dự báo, nguồn cung sẽ tăng 80% so với năm 2024. Dự kiến “bung” hàng khi các chủ đầu tư hoàn thành việc điều chỉnh về giá bán và chính sách.

Nhà đầu tư thận trọng, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chưa thể phục hồi như kỳ vọng

Nhà đầu tư thận trọng, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chưa thể phục hồi như kỳ vọng

sự kiện🞄Thứ hai, 06/01/2025, 14:52

Sự thận trọng của nhà đầu tư trong việc lựa chọn sản phẩm với bất động sản nghỉ dưỡng đã khiến phân khúc này chưa có sự phục hồi như kỳ vọng. Khách hàng hiện nay không chỉ tìm kiếm các sản phẩm có giá trị tốt mà còn đòi hỏi về tính minh bạch và uy tín của các chủ đầu tư.