Tích cực “kêu cứu” cho các doanh nghiệp vận tải

(CL&CS) - Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp vận tải gặp nhiều khó khăn, các hiệp hội vận tải và Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã liên tục gửi đơn kiến nghị giảm phí, thuế, giảm lãi suất cho vay, giảm thuế giá trị gia tăng về 0%... cho các đơn vị trong lĩnh vực này.

Các doanh nghiệp vận tải đối diện nhiều khó khăn

Mới đây, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về kiến nghị hỗ trợ các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Theo Sở, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và Sở đã tạm ngừng 39 tuyến xe buýt do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ngoài ra, thực hiện ý kiến chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 của các cấp, hoạt động vận tải hành khách theo hình thức hợp đồng, du lịch, trung chuyển, xe buýt và theo tuyến cố định phải đảm bảo vận chuyển hành khách tối đa không quá 50% sức chứa, không quá 20 người trên phương tiện khiến nguồn doanh thu của các đơn vị vận tải giảm sút hoặc không có. 

“Trong khi đó, các khoản chi phí lớn phải trả như lãi suất vay ngân hàng, tiền thuế, tiền thuê mặt bằng, bảo hiểm xã hội cho người lao động, phí kiểm định, phí sử dụng đường bộ, phí bến bãi… gần như là cố định vì đến hạn bắt buộc phải thanh toán, ảnh hưởng lớn đến đời sống và hoạt động ổn định của các đơn vị vận tải”- , Sở Giao thông vận tải TP.HCM nêu rõ.

Về phía Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng TP. Hà Nội (HAPTA), Chủ tịch Nguyễn Trọng Thông cũng cho biết, dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp đã khiến các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng nói riêng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, sản lượng hành khách sụt giảm, lượt xe giảm, trong khi vẫn phải duy trì nhiều hoạt động.

Cũng theo ông Khúc Hữu Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hải Phòng, qua các đợt dịch, nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách, bến xe giảm trung bình 70-80% doanh thu. Nhiều đơn vị phải dừng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, khiến sản lượng hành khách sụt giảm mạnh dẫn đến thu không đủ chi, doanh nghiệp không có nguồn để trả gốc và lãi vay ngân hàng và các khoản chi phí khác để duy trì hoạt động. Nhiều doanh nghiệp hiện có nguy cơ phá sản và người lao động mất việc làm do dịch bệnh và khó khăn kinh tế.

IMG_2353

 Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của các doanh nghiệp vận tải. (Ảnh: Minh họa)

Xem xét giảm lãi suất và giãn nợ

Về chính sách lãi vay tại các tổ chức tín dụng, Sở Giao thông vận tải đề xuất UBND TP.HCM đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi suất và giãn nợ đối với các khoản vay của các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn TP.HCM đã đầu tư phương tiện nhằm hỗ trợ cho các đơn vị ổn định hoạt động.

Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt đã đầu tư phương tiện và được UBND TP.HCM phê duyệt danh mục dự án đầu tư theo Đề án đầu tư xe buýt giai đoạn 2014 - 2020 được ngân sách hỗ trợ toàn bộ lãi vay trong năm 2021

Đồng thời, Sở Giao thông Vận tải đề xuất UBND TPHCM kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ xem xét gia hạn việc thực hiện bắt buộc lắp camera theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 được kéo dài đến ngày 31/12/2023 (thay vì lộ trình bắt buộc thực hiện trước ngày 1/7/2021) nhằm tạo điều kiện cho đơn vị ổn định hoạt động.

Mặt khác, Sở Giao thông Vận tải đề xuất UBND TPHCM kiến nghị Bộ Tài chính xem xét miễn, giảm hoặc có giải pháp kéo giãn thời gian đóng phí bảo trì đường bộ.

Bên cạnh đó, Sở Giao thông Vận tải đề xuất UBND TP.HCM chỉ đạo Cục Thuế TPHCM xem xét việc giảm thuế hoặc kéo giãn thời gian đóng thuế cho các đơn vị kinh doanh vận tải.

Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải đề xuất UBND TP.HCM yêu cầu Tổng Công ty Cơ khí GTVT Sài Gòn TNHH MTV chỉ đạo các đơn vị quản lý bến xe khách liên tỉnh của TP tiếp tục xem xét, nghiên cứu phương án giảm hoặc miễn thu phí đậu, đón khách và giảm giá dịch vụ xe ra vào tại bến xe và các khoản chi phí khác để hỗ trợ các đơn vị kinh doanh vận tải.

Để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Hà Nội, HAPTA kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành chỉ đạo hệ thống ngân hàng áp dụng các giải pháp hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp giảm từ 3 đến 5% lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; cho vay mới doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đề xuất cho các doanh nghiệp vận tải khách công cộng được ngừng đóng (không phải đóng) bảo hiểm xã hội đến hết năm 2021; miễn nộp phí bảo trì đường bộ đến hết năm 2021…

Về phía Hiệp hội Vận tải Hải Phòng cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải và các ngành có liên quan giảm thuế giá trị gia tăng về 0% trong thời gian 12 tháng cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, bến xe; giảm 50% lệ phí trước bạ cho các xe ôtô đăng ký mới để kinh doanh vận tải. Đối với các doanh nghiệp vận tải, bến xe còn nợ đọng bảo hiểm xã hội, đề nghị cho doanh nghiệp được giãn nộp số nợ đến 31.12.2021 (không tính lãi nộp chậm).

Hiệp hội Vận tải Hải Phòng cũng đề nghị điều chỉnh tăng thời hạn kiểm định cho xe ôtô không kinh doanh vận tải (bao gồm xe khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, taxi, xe vận tải khách du lịch) lên gấp 2 lần so với quy định hiện hành với các xe kiểm định lần thứ 2 trở đi; điều chỉnh tăng niên hạn sử dụng với các loại xe kinh doanh vận tải hành khách thêm 3 năm để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi chưa có điều kiện thay thế phương tiện mới do số km và thời gian xe vận hành giảm 70-80% so với trước khi Việt Nam công bố có dịch.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Tập đoàn Vingroup và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Tập đoàn Vingroup và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - Hà Nội, ngày 22/11/2024 - Tập đoàn Vingroup và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo thông qua hệ thống điện mặt trời áp mái.

Tập đoàn Bamboo Capital nằm trong top doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất 2024

Tập đoàn Bamboo Capital nằm trong top doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:33

(CL&CS) - Tập đoàn Bamboo Capital vừa được vinh danh với hai hạng mục quan trọng tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên tốt nhất.

Năm 2024, PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Năm 2024, PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - PV GAS TRADING tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh tăng trưởng toàn diện và các kỷ lục đột phá trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đang trải qua nhiều biến động phức tạp.