Thứ bảy, 28/08/2021, 21:05 PM

Thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên: Thiếu tiêu chí, quản lý ra sao?

(CL&CS) - Khi đưa sản phẩm ra thị trường, ngoài giấy phép do Bộ Y tế cấp xác định đó là thuốc hay thực phẩm chức năng (TPCN) thì không có bất cứ cơ quan nào xác nhận đó có phải là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hay không, do vậy, việc quảng cáo là sản phẩm thiên nhiên do chính doanh nghiệp (DN) tự công bố.

Theo Hiệp hội Các sản phẩm Tự Nhiên  (NPA) của Hoa Kỳ, một sản phẩm được coi là có nguồn gốc từ thiên nhiên phải có: thành phần hoặc được sản xuất từ tài nguyên tái tạo được tìm thấy trong tự nhiên (từ hệ thực vật, động vật, khoáng chất), hoàn toàn không có hợp chất dầu mỏ

Khó nhận biết…

“Nếu như nước cam chỉ có 5% là cam, còn lại là nước. Nước cũng có nguồn gốc thiên nhiên. Vậy nước cam này có được coi là sản phẩm thiên nhiên không? Cơ quan nào chứng nhận đây là sản phẩm thiên nhiên?”- GS.TS Phạm Quốc Long, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khoa học các Sản phẩm Thiên nhiên Việt Nam (VNPS) đặt vấn đề tại Hội thảo trực tuyến "Thuốc và TPCN nguồn gốc thiên nhiên: Giải pháp phát triển trong giai đoạn COVID-19" do Tạp chí Diễn đàn DN tổ chức hôm 26/8.

Câu hỏi của vị chuyên gia này không có câu trả lời bởi cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có khái niệm như thế nào là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, mặc dù những năm gần đây, thị trường sản phẩm thuốc và TPCN có nguồn gốc từ thiên nhiên được người tiêu dùng chào đón nồng nhiệt, hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong tương lai.

Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hay không do DN tự công bố

Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hay không do DN tự công bố

Thực tế cho thấy, các DN khi đưa sản phẩm ra thị trường, ngoài giấy phép do Bộ Y tế cấp xác định đó là thuốc hay TPCN thì không có bất cứ cơ quan nào xác nhận đó có phải là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hay không, việc quảng cáo là sản phẩm thiên nhiên do chính DN đó tự công bố.

“Điều này là hết sức nguy hiểm bởi thuốc và TPCN là loại sản phẩm đặc thù, chỉ cần một yếu tố không đúng như quảng cáo cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chữa bệnh cũng như sức khỏe người tiêu dùng…”- Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lo ngại.

2

Nhiều chuyên gia cho rằng, sản phẩm bắt nguồn từ thiên nhiên phải có những tiêu chí rõ ràng về hàm lượng hay tỷ lệ thành phần và phải được một cơ quan chuyên môn công nhận chứ không thể phó mặc cho DN tự công bố như hiện nay.

“Nhu cầu về các sản phẩm thiên nhiên được chứng nhận đang tăng lên, thúc đẩy cần nỗ lực tăng cường sự hiểu biết thông minh của người tiêu dùng về các “sản phẩm thiên nhiên” đã được chứng nhận thông qua các chương trình, các Bộ tiêu chuẩn cụ thể tùy theo lợi ích cho mỗi quốc gia, và cần thiết phải có sự chấp thuận của cơ quan chứng nhận được ủy quyền…”- GS.TS Phạm Quốc Long, Phó Chủ tịch VNPS nhấn mạnh.

Cần điều kiện và quy định tiêu chí rõ ràng

Để khắc phục tình trang này nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần có những cơ quan chuyên môn làm đầu mối để thu thập ý kiến, nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ tiêu chuẩn, xây dựng chính sách, giúp nhà nước và các cơ quan quản lý, giám sát loại hình sản phẩm thuốc và TPCN có nguồn gốc thiên nhiên phát triển một cách lành mạnh. Đây cũng chính là điều mà DN và người tiêu dùng mong mỏi.

Các chuyên gia đều khẳng định: Nếu chúng ta có những quy định, tiêu chí cụ thể thế nào là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên thì không chỉ giúp người dân nhận biết, yên tâm khi dùng sản phẩm mà còn hướng DN hoạt động đúng hành lang pháp lý, giúp các cơ quan quản lý làm căn cứ để xử phạt những DN làm ăn chụp giật, lừa dối người tiêu dùng.

GS.TS Phạm Quốc Long, Phó Chủ tịch Thường trực VNPS cho biết, bước đầu VNPS cũng xây dựng và đã công bố một bộ tiêu chuẩn cho sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên trên tinh thần tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế. “VNPS dự định sẽ lấy ý kiến từ các nhà khoa học, cơ quan quản lý và DN, tiến tới trình Chính phủ ban hành Nghị định quản lý về loại hình sản phẩm này. .”- Ông Long chia sẻ.

3

Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam (VAFF), nên chăng trong khi Việt Nam chưa ban hành bộ tiêu chí chính thức về quy cách, phẩm chất của sản phẩm thì nên trao cho một tổ chức chuyên môn nào đó thực hiện việc này?. “Theo tôi, trước mặt nên giao cho VNPS làm đầu mối để soạn thảo Bộ tiêu chuẩn khung. Trước mắt cũng nên trao luôn cho cơ quan này chức năng thẩm định và cấp chứng nhận cho các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên”- Ông Hoàng đề nghị.

Doanh nghiệp dược muốn chung tay phòng chống dịch COVID-19

Bên cạnh việc đề ra những tiêu chí, quy định cụ thể để quản lý sản phẩm, nhiều ý kiến cho rằng trong giai đoạn đại dịch COVID-19 đang bùng phát dữ dội thì việc khuyến khích, động viên các DN nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm phòng, chống COVID-19 từ nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, từ nguyên liệu cổ truyền là điều hết sức cần thiết.

Dược sĩ Nguyễn Quang Thái – Chủ tịch HĐQT CTCP Dược phẩm Thái Minh cho rằng, việc nghiên cứu, sản xuất thuốc phòng, chống dịch COVID- 19 được các DN đặc biệt quan tâm không đơn thuần là vì lợi ích trước mắt, mà còn vì trách nhiệm, vì lợi ích quốc gia và dân tộc. Trong thời gian DN nghiên cứu, chế tạo ra thuốc phòng chống COVID- 19 rất cần sự hỗ trợ, động viên từ Chính phủ, các Bộ ngành và dư luận.

 Ông Ngô Thế Vinh - Chủ tịch HĐQT CTCP Dược Phẩm Vinh Gia cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các DN Dược đã tích cực vào cuộc nhằm tìm ra những sản phẩm phòng, chống dịch COVID- 19. Việc phát triển những sản phẩm chức năng đã có lên thành sản phẩm thuốc điều trị COVD-19 là điều rất bình thường và nhiều nước trên thế giới áp dụng và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên thời gian qua đã có nhiều điều tiếng không hay cho rằng DN lợi dụng việc này để quảng cáo TPCN. “Khi chưa được cấp phép thì tất cả mọi nghiên cứu cũng chỉ là dự án và rất mong dư luận hiểu rõ khuyến khích động viên DN chứ đừng phê phán làm chúng tôi mất động lực” - Ông Vinh đề nghị.

“Sự xuất hiện và lây lan của COVID-19 và các dịch bệnh tương tự như SARS, MERS trong những năm gần đây cùng bối cảnh dịch bệnh COVID- 19 diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc sử dụng các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ động vật hoang dã trái phép như sừng tê giác, cao hổ cốt… lại càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại. Mặc dù Chính phủ đã ban hành những hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và tiêu thụ động vật hoang dã trái phép, nhưng để xóa bỏ vấn nạn này, hướng tới xây dựng và sử dụng nguồn nguyên, dược liệu bền vững và hợp pháp, vẫn cần có sự chung tay của toàn ngành dược và thực phẩm chức năng”.

(Đại diện của TRAFFIC Việt Nam – Một tổ chức giám sát buôn bán động vật hoang dã Quốc tế)

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Viện Tiêu chuẩn Anh: Cập nhật bản tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy

Viện Tiêu chuẩn Anh: Cập nhật bản tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

(CL&CS) - Sắp tới, Viện Tiêu chuẩn Anh sẽ công bố bản cập nhật tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy, trong đó có những thay đổi trong yêu cầu phòng cháy chữa cháy, bao gồm cả các tòa nhà chung cư.

TCVN 13910-1:2024 về hệ thống giao thông thông minh

TCVN 13910-1:2024 về hệ thống giao thông thông minh

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

(CL&CS) - Hệ thống ITS là một phần quan trọng để hình thành lên một đô thị thông minh cho mỗi quốc gia. Do đó đòi hỏi trước khi áp dụng hệ thống nên hiểu rõ các yêu cầu đối với định nghĩa dữ liệu ITS theo TCVN 13910-1:2024 giúp áp dụng hiệu quả.

Quy định của Liên Hợp Quốc (UN) về hệ thống ghế an toàn cho trẻ em (CRS) trên xe ô tô

Quy định của Liên Hợp Quốc (UN) về hệ thống ghế an toàn cho trẻ em (CRS) trên xe ô tô

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58

(CL&CS) - Hệ thống ghế an toàn cho trẻ em (Child Restraint Systems) (CRS) phải đáp ứng các tiêu chuẩn để đảm bảo mang lại hiệu quả bảo vệ khi sử dụng