Dữ liệu cũ
Thứ năm, 21/05/2015, 18:39 PM

Thực phẩm biến đổi gen An toàn nguồn thực phẩm toàn cầu

(NTD) - Hiện nay, thuật ngữ thực phẩm biến đổi gen (thực phẩm chuyển gen) được nói đến nhiều, nhưng hiểu kỹ về cụm từ này thì còn nhiều người chưa rõ. Thuật ngữ được sử dụng để chỉ các loại cây trồng áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại tạo ra những thực phẩm cho con người và gia súc.

Thực phẩm chuyển gen tại các nước phát triển

Các sản phẩm động vật được chăn nuôi bằng cây trồng chuyển gen được đánh giá là an toàn như các sản phẩm động vật truyền thống.

Khi dân số thế giới có khả năng tăng gấp đôi trong vòng 50 năm tới, thì thực phẩm biến đổi gen là mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mặt số lượng và chất lượng lương thực, thực phẩm.

Điểm nổi bật của thực phẩm chuyển gen là tạo các giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt, bảo đảm an toàn nguồn lương thực, thực phẩm trong toàn cầu; Đảm bảo ổn định đa dạng sinh học; Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu từ bên ngoài cho nông nghiệp và môi trường; Tạo lợi nhuận kinh tế và xã hội, giảm bớt đói nghèo ở các nước đang phát triển.

Các nhà khoa học tiến hành sử dụng công nghệ gen để có thể tạo ra những giống cây mang đặc điểm mong muốn với độ chính xác cao. Chẳng hạn, người ta tách một gen có tính năng chịu hạn, cấy vào một cây khác thì cây mới sẽ bị biến gen và có khả năng chịu hạn.

Không chỉ có gen thực vật, gen vi sinh vật, động vật cũng có thể được chuyển đổi như: Việc chuyển gen BT (Bacillus Thuringiensis, một loại vi khuẩn tạo protein) vào ngô và một số loại cây trồng khác có đặc tính chống lại một số loại côn trùng (Ernst Berliner-1911).

Tính đến năm 2006, có 22 nước trồng cây chuyển gen, trong đó dẫn đầu là Mỹ, Argentina, Brazil và Canada (tính theo thứ tự về diện tích). Đặc biệt, 90% nông dân nghèo từ các nước đang phát triển đã tăng được thu nhập từ cây chuyển gen. Hiện đã có 4 cây trồng biến đổi gen được thương mại hóa rộng rãi, bao gồm 56% diện tích gieo trồng đậu tương, 28% cây bông, 19% cải dầu và 14% cây ngô là cây biến đổi gen. Ngoài ra, khoai tây, cà chua, bí đỏ, đu đủ, thuốc lá, lúa gạo, củ cải đường, hướng dương... cũng là những cây trồng đang từng bước mở rộng.

Ở các nước phát triển, các công ty công nghệ sinh học đi đầu trong việc ứng dụng kỹ thuật chuyển gen vào nông nghiệp như Aventis, Dow AgroSciences, DuPont/Pioneer, Monsanto và Syngenta. Hầu hết những nghiên cứu về cây chuyển gen đều được tiến hành ở các nước phát triển, chủ yếu là Bắc Mỹ và Tây Âu.

PGS.TS Tran Minh Tam
PGS.TS Trần Minh Tâm

Công nghệ cải thiện chất lượng, tăng dinh dưỡng

Tại Việt Nam, cây trồng chuyển gen mới chỉ được nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm và viện khoa học như: Viện Di truyền Nông nghiệp; Viện Công nghệ Sinh học; Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện Sinh học Nhiệt đới và một số chương trình từ dự án quốc gia và quốc tế. Tuy công nghệ này chưa được sản xuất với quy mô lớn, diện tích rộng, đại trà nhưng đã thành công trong chuyển một số gen kháng thuốc diệt cỏ, kháng sâu, bệnh vào cây lúa, cây hoa, cải bắp, ngô, đu đủ... Tuy nhiên, những thành công này còn ở giai đoạn thử nghiệm, chưa triển khai đưa vào sản xuất, ngoài cây ngô hiện đã được triển khai đưa vào sản xuất đại trà.

Trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, công nghệ chuyển gen được ứng dụng để cải thiện chất lượng thực phẩm, làm tăng giá trị dinh dưỡng hoặc có những tình trạng thích hợp cho công nghệ chế biến.

Ví dụ, nếu được chuyển đổi gen, gạo sẽ chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn, ngô và khoai tây chứa nhiều tinh bột, đậu nành và cải dầu chứa nhiều dầu có lợi cho sức khỏe hơn. Viện Khoa học cây trồng Thụy Sĩ đã tạo ra được giống lúa “vàng” chứa lượng vitamin A rất cao và đang chuẩn bị tạo giống lúa chứa nhiều sắt.

Cũng từ cây chuyển gen, người ta còn tạo ra những thực vật có thể kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm như cà chua “Flarv-Sarv” của Công ty Calgene có khả năng giữ được cấu trúc rắn chắc trong thời gian dài hơn nhiều so với cà chua thường. Nhờ vậy, việc vận chuyển và bảo quản cà chua được cải thiện.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã phân lập được một số gen ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của quả như cấy gen làm thay đổi màu sắc quả, tăng hàm lượng đường, giảm độ axit, tăng tổng hợp chất thơm...

Sự chuyển gen ở thực vật còn tạo ra các loại thức ăn gia súc tăng tính đề kháng đối với các loại bệnh thường gặp.

Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là liệu các sản phẩm có nguồn gốc từ cây trồng chuyển gen có an toàn? Các động vật nuôi như heo, gà, trâu, bò khi nuôi bằng các nguồn thức ăn từ các cây trồng chuyển gen có ảnh hưởng gì đối với con người? Các vật liệu biến đổi gen có chuyển vào và tích lũy ở sữa, thịt, trứng?

Để trả lời vấn đề này, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm trong chăn nuôi, so sánh các động vật được nuôi bằng nguồn thức ăn từ cây trồng chuyển gen và thức ăn chăn nuôi thông thường. Kết quả cho thấy, không có sự thay đổi đáng kể trong thành phần dinh dưỡng, cũng như đã chứng minh được ADN hoặc protein biểu hiện trong cây trồng chuyển gen không thấy xuất hiện trong sản phẩm thực phẩm thô từ động vật được chăn nuôi bằng cây trồng chuyển gen.

Dựa trên các phân tích về an toàn thực phẩm đối với cây trồng chuyển gen, việc sử dụng các sản phẩm động vật được chăn nuôi bằng cây trồng chuyển gen như thịt, trứng, sữa, được đánh giá là an toàn như các sản phẩm động vật truyền thống.

Dưới góc độ về bảo vệ môi trường thì cây trồng chuyển gen giúp làm giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu được sử dụng, với tỷ lệ phụ thuộc vào loại cây trồng và các đặc điểm mới được đưa vào cây trồng đó.

2 phương pháp chuyển gen vào tế bào thực vật:

Chuyển gen gián tiếp bằng vector sinh học như Agrobacterium tumefaciens, Agrobacterium rhizogenes, virus. Để chuyển một gen có đặc tính tốt vào tế bào thực vật, ta chỉ cần chèn gen đó vào giữa đoạn T-DNA của vi khuẩn Agrobacterium rồi tiến hành nuôi cấy vi khuẩn đó với các tế bào hay mô thực vật trong các điều kiện thích hợp.

Chuyển gen trực tiếp dựa vào hiện tượng vật lý và hóa lý để chuyển gen đặc tính tốt vào vật liệu di truyền của tế bào hay của mô thực vật. Với phương pháp này các nhà khoa học phải sử dụng nhiều cách khác nhau như dùng hóa chất, tạo xung điện (electroporation), sử dụng súng bắn gen, tiêm trực tiếp ADN vào nhân (Microinjection).

PGS.TS Trần Minh Tâm

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.