Thứ tư, 08/01/2025, 14:19 PM

Thúc đẩy phát triển phương tiện giao thông xanh

(CL&CS) - Trước tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, nhất là tại các thành phố lớn, đô thị đông dân, cần có giải pháp tổng thể để giảm các nguồn gây ô nhiễm, trong đó các phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu.

Tại cuộc họp về đề xuất chính sách khuyến khích phát triển phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh theo Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methane của ngành giao thông vận tải vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh "đây là trách nhiệm của Nhà nước đối với người dân và phải có những hành động cụ thể, kịp thời”.

Vì vậy, đã đến lúc các bộ, ngành phải đề xuất chính sách tổng thể, lộ trình cụ thể tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành vi của người dân, doanh nghiệp nhằm hạn chế sản xuất, nhập khẩu, sử dụng phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu và chuyển sang phương tiện giao thông xanh; Cùng với đó tăng cường đầu tư phương tiện giao thông công cộng xanh; bố trí các điểm, tuyến giao thông công cộng thuận tiện; có phương án phân luồng sử dụng phương tiện giao thông cá nhân đối với các khu vực có mức độ ô nhiễm khác nhau…

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nghiên cứu, xây dựng thực hiện nhanh hơn, sớm hơn các quy chuẩn, tiêu chuẩn cao hơn về khí thải đối với phương tiện giao thông sản xuất trong nước và nhập khẩu; chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện giao thông cá nhân, công cộng sử dụng xăng, dầu sang sử dụng điện, nhiên liệu xanh; ràng buộc trách nhiệm của các địa phương trong việc ban hành chính sách quản lý phương tiện giao thông đối với các khu vực ô nhiễm không khí trên địa bàn.

4

Cần có giải pháp tổng thể để giảm các nguồn gây ô nhiễm, trong đó các phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu. Ảnh minh họa

Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thiện, sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông đang lưu hành; tiêu chí xác định những khu vực, địa bàn có chỉ số ô nhiễm không khí cao cần thực hiện các giải pháp hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm, chuyển đổi sang phương tiện giao thông xanh; rà soát, bổ sung chính sách về đất đai dành cho hạ tầng phương tiện giao thông xanh; nghiên cứu mô hình, kinh nghiệm của một số quốc gia về phối hợp với các tổ chức quốc tế để tiếp cận nguồn tài chính xanh để chuyển đổi sang phương tiện giao thông xanh.

Bộ Công Thương rà soát lộ trình về chuyển đổi nhiên liệu phù hợp với tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông lưu hành tại Việt Nam; đề xuất chính sách khuyến khích và lộ trình sử dụng nhiên liệu xanh, sạch; nghiên cứu, đánh giá, đề xuất giá bán điện lúc cao điểm và thấp điểm đối với các trạm sạc;…

Bộ Tài chính xem xét sử dụng các công cụ kinh tế để điều chỉnh hành vi sử dụng phương tiện giao thông; chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu sang phương tiện giao thông xanh, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng xanh…; ưu tiên cho đấu thầu, mua sắm công đối với phương tiện giao thông xanh.

Các địa phương, nhất là TP. Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, khẩn trương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải rà soát, cập nhật quy hoạch hạ tầng giao thông (tuyến, đường, bến, điểm đỗ) để khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh vào quy hoạch chung của địa phương; xây dựng lộ trình hạn chế, chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu sang phương tiện giao thông xanh tại các khu vực có mức độ ô nhiễm không khí.

Cần phát triển thêm các cơ chế thu hút nguồn lực

Thực tế, phát triển kinh tế xanh đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá XI đặt vấn đề chính thức tại Nghị quyết số 24 ngày 13/6/2013 về chủ đề ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường, yêu cầu thí điểm phát triển mô hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh, nông thôn xanh.

Gần 10 năm triển khai thực hiện, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường đã được xác định trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, trong đó Đại hội Đảng lần thứ XI, XII và XIII đã xác định, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, ưu tiên một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu là 1 trong 3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, nhằm triển khai các cam kết của Việt Nam tại COP26, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 876 ngày 2/7/2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và khí mêtan của ngành giao thông vận tải, với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông xanh, nhằm thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

Chương trình hành động đã đưa ra các giải pháp cụ thể cho 5 chuyên ngành giao thông vận tải quốc gia và giao thông đô thị, bao gồm: phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, đường sắt quốc gia điện khí hoá, phát triển cảng xanh và lộ trình chuyển đổi phương tiện sang sử dụng điện và năng lượng xanh.

Trở lại với câu chuyện thu hút doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển đổi phương tiện xanh, ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội cho rằng, để thu hút doanh nghiệp hăng hái tham gia vào quá trình này thì Nhà nước cần can thiệp, tạo cơ chế cho doanh nghiệp vay vốn. Ông Nguyễn Hoàng Hải chia sẻ, việc tiếp cận các nguồn vốn rất cần sự định hướng từ Nhà nước kết hợp với sự chủ động của doanh nghiệp. Các nguồn vốn vay có thể tiếp cận dễ dàng hơn thông qua các ngân hàng hoặc có thể huy động cơ chế cho vay từ các quỹ đầu tư của Thành phố, thậm chí là các quỹ khác (như quỹ phát triển xanh), tín chỉ carbon.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Thúc đẩy phát triển phương tiện giao thông xanh

Thúc đẩy phát triển phương tiện giao thông xanh

sự kiện🞄Thứ tư, 08/01/2025, 14:19

(CL&CS) - Trước tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, nhất là tại các thành phố lớn, đô thị đông dân, cần có giải pháp tổng thể để giảm các nguồn gây ô nhiễm, trong đó các phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu.

Vì sao phải tăng gấp hàng chục lần mức phạt vi phạm giao thông?

Vì sao phải tăng gấp hàng chục lần mức phạt vi phạm giao thông?

sự kiện🞄Thứ tư, 01/01/2025, 20:44

(CL&CS) - Vị đại diện Cục CSGT cho biết, cần phải tăng mức xử phạt đủ mạnh để bảo đảm tính răn đe đối với một số nhóm hành vi vi phạm mang tính cố ý, là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.

Bộ Giao thông vận tải triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Bộ Giao thông vận tải triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

sự kiện🞄Thứ ba, 31/12/2024, 11:36

(CL&CS) - Trên cơ sở phát huy kế thừa kết quả đạt được, toàn ngành GTVT tăng cường đoàn kết, tập trung phấn đấu với quyết tâm cao nhất thực hiện tốt các nhiệm vụ, kế hoạch được giao năm 2025, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2021 – 2025), Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 – 2030) đã đề ra.