Thứ sáu, 16/08/2024, 10:05 AM

Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao khu vực phía nam

(CL&CS) - Vừa qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Công nghệ cao (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo khoa học “Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao khu vực phía nam”.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Lê Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, từ 2008, Luật Công nghệ cao được Quốc hội Việt Nam ban hành gồm nhiều mục tiêu và nhiệm vụ khác nhau; trong đó, có “đẩy nhanh việc ứng dụng, nghiên cứu, làm chủ và tạo ra công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao”.

sg

Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao khu vực phía nam

Cùng với đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030, áp dụng vào nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung vào các mảng chính như nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao vào kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, nhân lực chất lượng cao...

Theo ông Nghiêm Quốc Đạt, Vụ Công nghệ cao, Chương trình công nghệ cao năm 2020 cho ra nhiều dự án đạt năng suất cao như dự án “Nghiên cứu phát triển và làm chủ quy trình công nghệ sản xuất bóng nong mạch và stent phủ thuốc bằng công nghệ nano”, dự án “Hoàn thiện công nghệ chế tạo Robot phục vụ đào tạo”...

Theo PGS.TS Lê Hoài Quốc, Chủ tịch Hội tự động hóa TP. Hồ Chí Minh, nhà khoa học và doanh nghiệp cần được hài hòa lợi ích kinh tế khi hợp tác nghiên cứu, thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ. Doanh nghiệp tạo ra kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, thúc đẩy việc tạo ra các sản phẩm có giá trị cho thị trường.

Điều này được ông trải nghiệm từ thực tế trong ngành tự động hóa. Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính để đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại, nhưng thiếu đội ngũ nghiên cứu, làm chủ công nghệ, phát triển thêm các sản phẩm đang có. Do đó, doanh nghiệp cần hợp tác với nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu. Cả doanh nghiệp, nhà khoa học nhận thức được việc này nhưng quá trình thực hiện chưa thành công do nhiều nguyên nhân, nhất là chưa hài hòa lợi ích hai bên. Phía doanh nghiệp mong muốn nhà khoa học hỗ trợ nghiên cứu phát triển ra sản phẩm mới với chi phí thấp nhất, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.

Ngược lại nhà khoa học cho rằng, việc đánh giá các sáng chế, giải pháp hữu ích và sự tham gia của họ vào quá trình hợp tác doanh nghiệp cần thỏa đáng. Công sức của nhà khoa học thông qua các tài sản trí tuệ cần được định lượng bằng giá trị vật chất tương xứng, để động viên đội ngũ nghiên cứu. Tuy nhiên nếu tính đúng tính đủ về giá trị kinh tế, trong nhiều trường hợp nằm ngoài tầm doanh nghiệp, nên khó đáp ứng nhà khoa học.

Vì thế, PGS.TS Lê Hoài Quốc đề xuất cần thiết có một đơn vị trung gian là các chương trình khoa học của nhà nước. Đây có thể coi là đơn vị có vai trò bù trừ thỏa đáng cho nhà khoa học, để hài hòa lợi ích hai bên.

Chia sẻ thêm về sự hợp tác giữa doanh nghiệp và đơn vị nghiên cứu, PGS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Chương trình Công nghệ cao, cũng cho rằng sự hợp tác này chưa thực sự mạnh.

Do vậy, với Chương trình Công nghệ cao sẽ tăng cường kết nối giữa viện trường và doanh nghiệp trong phát triển công nghệ. Chương trình sẽ tập trung các dự án khoa học công nghệ, sản xuất thử nghiệm nên sự tham gia của doanh nghiệp là bắt buộc. Khu vực TP. Hồ Chí Minh và phía Nam có nhiều doanh nghiệp hoạt động công nghệ cao, nên Chương trình khuyến khích họ tham gia đề xuất nhiệm vụ nhằm thúc đẩy phát triển, ứng dụng công nghệ cao.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Tạo 'lối mở' và thực sự 'cởi trói' để nhà khoa học yên tâm nghiên cứu

Tạo 'lối mở' và thực sự 'cởi trói' để nhà khoa học yên tâm nghiên cứu

sự kiện🞄Thứ ba, 18/02/2025, 14:07

Cơ chế chấp nhận rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến khi thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ủy ban chuyển đổi số quốc gia

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ủy ban chuyển đổi số quốc gia

sự kiện🞄Chủ nhật, 09/02/2025, 20:51

(CL&CS) - Chiều 6/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban và Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển

sự kiện🞄Chủ nhật, 02/02/2025, 09:14

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 25/1/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.