Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ sôi động hơn trong nửa cuối năm
(CL&CS) - Trong nửa đầu năm 2024, với bối cảnh áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp tục tăng cao phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã có nhiều tín hiệu tích cực so với năm trước. Theo dự báo, nhu cầu đi vay và phát hành TPDN của doanh nghiệp sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2024.
Lượng phát hành tăng trưởng mạnh
Theo số liệu của Bộ Tài chính, từ đầu năm đến ngày 21/6/2024 có 41 doanh nghiệp đã phát hành TPDN riêng lẻ với khối lượng 110,2 nghìn tỷ đồng. Con số này thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc trong phát hành TPDN khi tăng tới 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Về tình hình mua lại trái phiếu trước hạn, theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), trong tháng 6, các doanh nghiệp đã mua lại 13,336 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 68% so với cùng kỳ năm 2023. Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, trong nửa đầu năm, khối lượng mua lại trước hạn là 59,8 nghìn tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2023. |
Về cơ cấu, trái phiếu của tổ chức tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể với 63,2% (tương đương 69,6 nghìn tỷ đồng), doanh nghiệp bất động sản chiếm 28,6% (với 31,5 nghìn tỷ đồng). Cơ cấu nhà đầu tư cho thấy nhà đầu tư là tổ chức mua TPDN trên thị trường sơ cấp chiếm 94,8% khối lượng phát hành, tập trung vào các tổ chức tín dụng (53,5%) và công ty chứng khoán (21,9%), trong khi đó, các nhà đầu tư cá nhân mua 5,2%. Theo Công ty CP Fiin Ratings, tận dụng mặt bằng lãi suất thấp, các TCTD tăng cường phát hành trái phiếu trung dài hạn để đảm bảo các tỷ lệ an toàn của Ngân hàng Nhà nước cũng như để chuẩn bị nguồn vốn khi tăng trưởng tín dụng nhiều khả năng hồi phục trong nửa cuối năm.
Trong nửa cuối năm 2024, Fiin Ratings ước tính sẽ có khoảng 139,765 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 58,782 tỷ đồng, tương đương 42%. Áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp tục ở mức cao vào quý 3 và quý 4/2024 với ngành bất động sản chiếm 64% tổng TPDN đáo hạn, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phải xin giãn hoãn thanh toán nợ và điều chỉnh kế hoạch mua lại. “Áp lực thanh toán hiện hữu với nhóm ngành bất động sản trong quý 3/2024 khi đạt giá trị là 37 nghìn tỷ đồng, chiếm 64% tổng TPDN đáo hạn. Một số lượng lớn các doanh nghiệp trong thời gian qua đã có động thái xin giãn hoãn thanh toán nợ gốc và sửa đổi kế hoạch mua lại khiến áp lực thanh toán trước mắt được giải tỏa”, các chuyên gia đến từ Fiin Ratings cho biết.
Cùng với đó, từ đầu năm đến nay, thị trường ghi nhận thêm khoảng 20 nghìn tỷ đồng TPDN chậm trả, bao gồm 72% giá trị trái phiếu được giãn hoãn thời gian đáo hạn từ 1-2 năm. Phương án trên giúp các doanh nghiệp tiếp tục có thêm thời gian để tập trung xử lý khó khăn về sản xuất, kinh doanh và cân đối dòng tiền trả nợ, đặc biệt là với nhóm bất động sản khi khả năng trả nợ còn thấp giữa bối cảnh thị trường nhà ở phục hồi chậm.
Nửa cuối năm sẽ tăng tốc
Trước sự hồi phục của kinh tế vĩ mô, chuyên gia của Fiin Ratings dự báo nhu cầu đi vay và phát hành TPDN của doanh nghiệp sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2024, giúp tăng trưởng tín dụng hoàn thành mục tiêu 14-15% cả năm. Theo phân tích, xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng trở lại nhờ kinh tế tại các thị trường chính phục hồi, dẫn tới nhu cầu vốn của các doanh nghiệp sản xuất cải thiện. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản, trong đó bao gồm đầu tư TPDN bất động sản bởi các ngân hàng thương mại hồi phục khi các vướng mắc về pháp lý dần được tháo gỡ.
Ngoài ra, các bộ luật mới được thông qua được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho sự phục hồi của thị trường bất động sản, qua đó thúc đẩy phát hành TPDN bất động sản. Cùng với đó, để đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng trong nửa cuối năm, các tổ chức tín dụng sẽ cần củng cố nguồn vốn trung dài hạn, bao gồm hình thức phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2, do đó, hoạt động phát hành TPDN của các tổ chức tín dụng sẽ bận rộn hơn trong thời gian tới. Theo Fiin Ratings, là nhóm nhà đầu tư TPDN lớn nhất, việc các tổ chức tín dụng đẩy mạnh đầu ra qua kênh đầu tư TPDN là yếu tổ quan trọng giúp thị trường TPDN sôi động hơn trong nửa cuối năm nay.
Để tiếp tục ổn định và phát triển thị trường TPDN, Bộ Tài chính cho biết Bộ đã báo cáo lãnh đạo Chính phủ tổng thể các giải pháp điều hành. Các nhóm giải pháp chính bao gồm: thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; tháo gỡ khó khăn, ổn định thị trường bất động sản; theo dõi thanh toán TPDN đến hạn và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; tổ chức thị trường và nâng cao hiệu quả quản lý giám sát; rà soát tổng thể để hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến phát hành TPDN tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các luật liên quan; nghiên cứu chính sách khuyến khích xếp hạng tín nhiệm, thúc đẩy lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức…
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi tình hình thị trường TPDN, đặc biệt là việc triển khai phối hợp đồng bộ các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, phục hồi thị trường bất động sản. Cùng với việc điều hành tỷ lệ tăng trưởng tín dụng phù hợp thì các biện pháp đảm bảo minh bạch, nâng cao chất lượng trên thị trường TPDN sẽ hỗ trợ để thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững hơn.
Theo Tạp chí Hải quan
- ▪Phó Thống đốc NHNN: Kiểm tra các ngân hàng lãi suất cao, tăng tốc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng có chất lượng
- ▪Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành tăng trưởng tín dụng, giảm lãi suất cho vay
- ▪Doanh nghiệp bất động sản trước áp lực trả nợ gần 59.000 tỷ đồng trái phiếu
- ▪Thị trường trái phiếu đã xuất hiện những tín hiệu khởi sắc ngay trong những tháng đầu năm
Bình luận
Nổi bật
Từ nhu cầu thiết yếu đến giải pháp tài chính thông minh
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57
(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.
Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31
(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.
Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất gọi tên VPBank
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 08:19
(CL&CS) - Trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 - Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do HOSE tổ chức, VPBank chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất - nhóm vốn hóa lớn năm 2024.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.